Tiêu thụ thực phẩm theo mùa được biết đến là một trong những cách giúp giảm nguy cơ hấp thụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vào cơ thể cũng như giúp nhận được tối đa chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Có nhiều nguyên nhân khiến gan bị tổn thương, có thể là do bệnh lý hoặc thói quen sống không lành mạnh. Trng đó vào mùa nóng, một số thói quen dưới tác động của thời tiết nắng nóng khiến gan dễ gặp vấn đề hơn, chẳng hạn:
- Tiêu thụ nhiều đồ ngọt, nước uống có cồn/ngọt hơn
Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Y Graz (Áo) và Bệnh viện Đại học Zurich (Thụy Sỹ) thì tiêu thụ đường quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khả năng làm việc của gan, khiến gan bị quá tải. Năng lượng từ frutose nạp vào quá nhiều sẽ bị dư thừa khiến gan chuyển đổi fructose thành chất béo. Lượng chất béo tích tụ nhiều trong gan sẽ gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.
- Ngủ không đủ giấc
Thời tiết nóng bức khiến nhiều người khó ngủ hơn, nhịp sinh học bị ảnh hưởng. Ngủ không đủ giấc không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn nhiều bộ phận khác của cơ thể như tim, phổi, gan, thận, da và tinh thần.
Đọc thêm:
+ Tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ nên làm gì?
+ 12 cách để có giấc ngủ ngon khi bị cảm lạnh
- Giảm các hoạt động thể chất
Nắng nóng khiến nhu cầu vận động thể chất bị giảm, con người có xu hướng ở những nơi mát mẻ hơn thay vì đổ mồ hôi. Tuy nhiên việc ít tập thể dục khiến cơ thể dễ dàng tích tụ mỡ thừa và quá trình lưu thông máu kém hơn, từ đó ảnh hưởng tới khả năng tự phục hồi của gan và nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Uống không đủ nước gây mất nước
Mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi để ổn định thân nhiệt và nếu uống không đủ nước, hoạt động của thận bị chậm lại và đẩy bớt phần việc qua cho gan. Trong khi đó chức năng chính của gan là chuyển hóa, giải độc, lưu trữ, thanh lọc máu,... khi phải đảm nhận thêm vai trò của thận, chức năng chính của gan sẽ bị ảnh hưởng, men gan tăng, nóng gan,...
Ngược lại, nếu uống đủ nước, quá trình lưu thông máu diễn ra suôn sẻ giúp tăng cường khả năng hoạt động của tế bào gan, giúp quá trình chuyển hóa và thải độc tại gan diễn ra nhanh hơn.
Dưới dây là những loại thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Trao đổi thêm với bác sĩ nếu bạn băn khoăn hoặc nghi ngờ dị ứng thực phẩm.
Đầu tiên khi nói tới các thực phẩm giảm nguy cơ viêm nhiễm chính là quả mọng. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Có hàng chục loại quả mọng tốt cho sức khỏe trong đó có các loại phổ biến bao gồm dâu tây, việt quất, mâm xôi, dâu tây, dâu tằm, mận, nho...
Đối với chức năng gan, trong quả mọng chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ gan khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại.
Theo Medical News Today thì bổ sung nước ép quả việt quất có thể giúp tăng khả năng chống oxy hóa trong gan và giảm bớt tình trạng gan bị xơ hóa. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn bị giới hạn bởi quy mô nhỏ, cần nhiều bằng chứng hơn để kết luận rõ ràng.
Mùa hè là chính vụ của nhiều loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt, chanh,... Những loại quả này đều giàu vitamin C, ít calo cùng nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe.
Đối với lá gan, trái cây có múi giúp tăng cường khả năng thanh lọc và làm sạch ngay cả khi tiêu thụ với một lượng nhỏ nhờ cơ chế kích thích gan và giúp nó chuyển hóa các chất độc hại thành các chất có thể được hấp thụ bởi nước.
Bưởi đặc biệt tốt cho gan do chứa naringin và naringenin, đây là những chất chống oxy hóa giúp giảm viêm để bảo vệ gan khỏi bị tổn thương và giảm lượng chất béo tích tụ trong gan. Tuy nhiên, bưởi (kể cả nước ép bưởi) có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu muốn ăn.
Theo Livestrong, chanh thuộc họ cam quýt thường được biết đến là một phần của chế độ ăn uống detox hay ăn kiêng thanh lọc cơ thể (mặc dù không có bằng chứng nào thực sự cho thấy có mối liên hệ này) và một nghiên cứu trên động vật năm 2017 cho thấy nước chanh giúp giảm tổn thương gan mãn tính do rượu gây ra ở chuột nhờ đặc tính chống oxy hóa của nó.
Các nhà khoa học cũng cho biết thêm rằng, chanh và trái cây họ cam quýt chứa vitamin C, flavonoids, caroten và các hợp chất hoạt tính sinh học khác có thể chống lại quá trình oxy hóa và bảo vệ gan đồng thời kích thích gan sản sinh enzyme giải độc gan và mật giúp cải thiện quá trình làm sạch gan. Trong một vài thử nghiệm lâm sàng đều cho thấy chỉ riêng vitamin C đã có thể giúp giảm stress oxy hóa tế bào do ethanol gây ra.
Là loại trái cây giải nhiệt được yêu thích trong mùa hè nhờ mọng nước giúp dịu cơn khát thì dưa hấu cũng có tác dụng tích cực đối với chức năng gan.
Dưa hấu giúp gan xử lý amoniac (chất thải từ quá trình tiêu hóa protein) giúp giảm bớt căng thẳng cho thận đồng thời loại bỏ chất lỏng dư thừa. Bên cạnh đó, citrulline - một axit amin thiết yếu có trong dưa hấu đã được chứng minh là làm giảm sự tích tụ chất béo trong các tế bào mỡ của chúng ta. Hoạt chất này ngăn chặn hoạt động của TNAP (phosphatase kiềm không đặc hiệu của mô) làm cho các tế bào mỡ của chúng ta tạo ra ít chất béo hơn và do đó giúp ngăn ngừa sự tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể. Từ đó giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu.
Đu đủ được trồng quanh năm và vụ hè thường vào từ tháng 5 - tháng 7. Đu đủ ngọt, mát rất thích hợp cho những ngày nắng nóng và khi bạn muốn tăng cường chức năng gan.
Đu đủ giàu caroten cùng các chất chống oxy hóa khác có thể vô hiệu hóa các gốc tự do thúc đẩy stress oxy hóa gây ra bệnh tật trong cơ thể bạn. Theo Healthline, carotene trong đu đủ có khả năng giúp giảm stress oxy hóa ở người mắc bệnh gan, giúp phục hồi sau các tác động độc hại trên gan và giảm tổn thương khi điều trị bằng thuốc kháng sinh thời gian dài.
Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hạt đu đủ có thể giúp giải đọc gan và hỗ trợ điều trị xơ gan. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, hạt đu đủ có thể gây ra tác dụng phụ khi sử dụng như nôn mửa, kích thích dạ dày, co thắt tử cung, loãng máu, sảy thai,.. nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và không được sử dụng quá 1 thìa cà phê bột hạt đu đủ nghiền (5 - 6 hạt) mỗi ngày.
Cũng theo Healthline, người bị xơ gan không nên sử dụng lá đu đủ do lá đu đủ có thể làm tăng nồng độ men GGT, ALP và bilirubin.
Cà chua có thể tới vụ sớm vào mùa hè (tháng 7, tháng 8). Theo NCBI, Cà chua giàu lycopene có tác dụng lớn trong việc phòng bệnh gan nhiễm mỡ do rượu nhờ cơ chế tiềm ẩn của việc điều chỉnh giảm protein CYP2E1. Bạn có thể ăn cà chua nguyên quả hoặc nấu chín, cắt nhỏ để dễ hấp thụ lycopene hơn.
Hơn nữa, cà chua cũng chứa nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin E cùng nhiều chất chống oxy hóa khác giúp giải độc gan.
Ngoài ra, một số loại thảo dược thường được dùng làm nước uống thanh mát trong ngày hè bao gồm râu ngô, bông mã đề, mướp đắng, cây chó đẻ, cây cà gai leo,... cũng đem lại tác dụng lớn với lá gan như bảo vệ men gan, giúp gan phân hủy chất béo, tạo ra axit amin và thải độc.
Nguồn dịch: 8 Foods To Cleanse Your Liver This Summer