Những thực phẩm chứa nhiều Đồng nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày

Những thực phẩm chứa nhiều Đồng nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày
Đồng là khoáng chất phổ biến đứng thứ 3 trong cơ thể chúng ta. Do đó, hãy chú ý bổ sung những thực phẩm chứa nhiều Đồng vào các bữa ăn hàng ngày để tránh nguy cơ thiếu Đồng.

1. Những thực phẩm chứa nhiều Đồng

1.1. Hàu

Loại thực phẩm chứa nhiều Đồng phải nhắc đến đầu tiên đó là hàu. Trong 10g hàu chế biến có khoảng 720mcg Đồng, trong khi hàm lượng Đồng khuyến nghị nạp vào cơ thể hàng ngày là 900mcg.

Do đó, nếu muốn bổ sung khoáng chất Đồng cho cơ thể đừng bỏ qua hàu nhé!

1.2. Gan động vật

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Gan động vật chứa hàm lượng Đồng rất dồi dào. Trong 100g gan gà có chứa khoảng 7mg Đồng, còn trong 70g gan bê có chứa đến 10,3mg Đồng.

Vì thế mà những trường hợp cơ thể thiếu Đồng được khuyến khích ăn các loại gan động vật với mức độ hợp lý để bổ sung đủ lượng Đồng.

1.3. Tôm hùm, trứng, thịt

Tôm hùm cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều Đồng. Trong 100g thịt tôm hùm có chứa khoảng 85g Đồng, ngoài ra, tôm hùm có có hàm lượng protein cao, ít chất béo, nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.

Trứng không chỉ giàu dinh dưỡng bởi sự có mặt của các loại Vitamin A, B, D, canxi, sắt, magie mà còn chứa khoảng 0,2mg Đồng trong 100g trứng. Ăn một quả trứng mỗi ngày cũng có nghĩa là bạn đã nạp cho cơ thể một loại thực phẩm chứa nhiều Đồng rồi đấy.

Các bữa ăn hàng ngày không thể thiếu thịt. Các loại thịt như lợn, bò, gà...đều là những thực phẩm chứa nhiều Đồng. Bổ sung thịt trong thực đơn sẽ giúp bạn tránh nguy cơ bị thiếu hụt Đồng trong cơ thể.

Trong 100g thịt bò có chứa khoảng 14,3mg Đồng, trong 100g thịt lợn có chứa khoảng 0,7mg Đồng.

1.4. Các loại thảo mộc và gia vị

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, không chỉ thịt hay rau củ mà một số loại thảo mộc gia vị cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều Đồng.

Ngải giấm, cỏ xạ hương, ngò tây, mù tạt, đinh hương, bột ớt, bột thì là Ai Cập, rau mùi, nghệ tây, nhục đậu khấu, bột cà ri và bột hành tây... đều có chứa Đồng.

Do đó, chế biến các món ăn hàng ngày bằng những loại thảo mộc, gia vị nói trên cũng có thể giúp bạn không bị thiếu Đồng.

1.5. Nấm, đậu xanh, hạt vừng

Trong 100g nấm có chứa khoảng 5,3mg Đồng. Ngoài ra, nấm còn giàu kẽm, canxi, photpho… Trong 100g đậu xanh chín có chứa khoảng 350mcg Đồng, hạt vừng có chứa đến 4,1mg Đồng.

1.6. Các loại hạt vỏ cứng

Các loại hạt vỏ cứng như: Hạt điều, hạt dẻ, hạt óc chó,...cũng có chứa hàm lượng đồng cần thiết cho cơ thể. Trong 100g hạt điều, hạt dẻ, quả óc chó có chứa khoảng 2mg Đồng.

1.7. Trái cây và rau quả

Thực phẩm chứa nhiều Đồng ngoài thịt, trứng, hạt thì còn có các loại trái cây và rau quả.

Trái cây như như chanh, việt quất, vải, ổi, dứa, mơ, chuối...sẽ cung cấp hàm lượng Đồng bổ sung an toàn cho bạn mỗi ngày. Đặc biệt, chúng còn chứa các chất chống oxy hóa, vitamin rất tốt cho sức khỏe.

Cà chua sấy khô cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều Đồng. Trong một chén cà chua sấy khô có khoảng 768mcg Đồng.

Củ cải xanh không chỉ chứa Đồng mà còn có cả beta-carotene, lutein, zeaxanthin...Một chén rau cải củ xanh nấu chín chứa khoảng 0,36 microgam Đồng.

Còn trong một chén măng tây có khoảng 0,25mcg Đồng. Măng tây cũng mang đến cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng khác như canxi, magiê, kẽm, selen, vitamin A, C, E, K, B6, thiamine…

1.8. Sô cô la

Bạn có sở thích ăn sô cô la, đặc biệt là sô cô la đen sẽ không phải lo cơ thể bị thiếu Đồng. Chúng có khoảng 500mcg Đồng trong một ounce.

2. Sự quan trọng của Đồng với cơ thể?

Đồng với cơ thể là tồn tại phổ biến trong cơ thể người, do đó, khoáng chất này tham gia và có mặt trong rất nhiều các hoạt động sống cũng như quá trình trao đổi chất giữa các hệ cơ quan, giúp chúng ta duy trì một sức khỏe tốt.

Đồng cùng các chất khác giúp sản xuất và tổng hợp collagen cần thiết tại các khớp, tham gia vào quá trình hình thành phát triển hệ thống xương - răng. Đồng cũng là một chiến binh trong hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, tác nhân gây bệnh bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch…

Nhờ có Đồng mà cơ thể tăng sự hấp thu chất Sắt, tránh nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng đến thành mạch; giúp ổn định nhịp tim.

Mặt khác, khoáng chất Đồng cũng khiến cơ thể tạo ra năng lượng, chuyển hóa chất béo thành năng lượng, tránh sự mệt mỏi, buồn chán...

Nếu bạn nhận thấy cơ thể mình đang bị thiếu hụt Đồng, hãy lựa chọn bổ sung an toàn bằng cách ăn các thực phẩm chứa nhiều Đồng nói trên. Trong trường hợp phải bổ sung Đồng dạng thuốc, cần tuyệt đối nghe theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.


Tác giả: Trà Mi