Để giảm thiểu số lượng mẹ bầu sinh non mỗi năm, mẹ bầu cần phải nắm rõ các kiến thức về sinh non như: thế nào là sinh non, nguyên nhân sinh non, dấu hiệu sinh non và tác hại của sinh non đến mẹ và em bé.
Em bé chào đời trước ngày dự sinh 3 tuần trở lên, tương ứng với tuần thai thứ 37 đổ về trước chính là một trường hợp của mẹ bầu sinh non. Mẹ bầu sinh non được chia thành ba nhóm như sau:
- Sinh cực non: Em bé được sinh trước tuần thai thứ 26.
- Sinh non: Em bé được sinh ra trong khoảng tuần thai thứ 32 - 35.
Hãy tìm hiểu nguyên nhân sinh non để sinh non không là lo lắng của mẹ (ảnh Internet).
Nhiều mẹ bầu đến tìm gặp bác sĩ để tư vấn và tìm hiểu nguyên nhân sinh non. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu sinh non. Dưới đây là một vài yếu tố phổ biến nhất được các bác sĩ cảnh báo là nguyên nhân sinh non chính ở bà bầu:
- Mẹ hút thuốc lá hoặc ngửi khói thuốc lá mỗi ngày.
- Thừa cân, thiếu cân trước khi mang thai.
- Không được chăm sóc sức khỏe tốt trước khi sinh.
- Mang thai khi quá trẻ (dưới 15 tuổi) hoặc khi quá nhiều tuổi ( ngoài 40 tuổi).
- Sử dụng rượu, bia, chất kích thích trong quá trình mang thai.
Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân sinh non ở mẹ bầu (ảnh Internet)
- Có vấn đề về sức khỏe như: cao huyết áp, tiểu đường thai kì, rối loạn đông máu, mắc bệnh truyền nhiễm...
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
- Thai nhi được thụ tinh trong ống nghiệm.
- Mẹ bầu mang đa thai.
- Gia đình hoặc chính mẹ bầu có tiền sử sinh non
- Bà bầu mang thai lại sau khi mới sinh non.
Sinh non hay dọa sinh rất nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi. Vì thế, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất, hoặc liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn gặp phải các dấu hiệu sinh non sau đây:
- Chảy máu ấm đạo ít hoặc nhiều.
- Tiết nhiều dịch âm đạo.
- Đau lưng, thường là phần lưng dưới. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hay đau từng cơn và bạn đã cố gắng xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách nhưng không thể.
- Đau gò tử cung, cơn đau kéo dài hoặc đau theo cơn, khoảng 10 phút lặp lại một lần.
- Đau bụng dưới, đau như khi đến tháng hay như đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
Đau bụng dưới, đau như khi đến tháng hay như đầy hơi, rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu sinh non (ảnh Internet).
- Gặp các triệu chứng sau: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn mới bị nhẹ và đến gặp trực tiếp bác sĩ để khám và kiểm tra khi những triệu chứng trên kéo dài hơn 8 giờ.
- Tăng áp lực lên khung xương chậu và âm đạo.
Có một vài dấu hiện nhận biết khó phân biệt được như đau lưng. Tuy nhiên để tránh sinh non, nà bầu cần cẩn trọng để ý tới những thay đổi bất thường của cơ thể.