Thoái hóa đĩa đệm L5 – S1 (đốt sống cuối cùng trong hệ thống 5 đốt sống của cột sống vùng thắt lưng (L1 – L2; L2 – L3; L3 – L4; L4 – L5 và L5 – S1)) là tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn giữa hai đốt sống này, phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài theo nhiều cách và tràn ra ngoài, các sợi vòng có thể bị vỡ hoặc không vỡ tùy theo mức độ thoát vị.
Các nguyên nhân chung như các loại thoát vị đĩa đệm khác và những nguyên nhân trực tiếp xuất phát tại đốt sống L5 – S1, cụ thể như sau:
- Những chấn thương và bệnh lý vùng thắt lưng.
- Các bệnh di truyền như lệch vẹo cột sống thắt lưng, co cứng cơ cạnh cột sống.
- Các tác động gây tổn thương đốt sống hoặc rễ L5 – S1.
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 - S1
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 – S1 là tình trạng đau nhức tập trung vào vùng chuyển giao giữa thắt lưng cột sống và phần xương cùng.
Cụ thể ngoài các biểu hiện đau khắp vùng xương sống lưng thì bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng đau nhức có thể lan xuống mông, mặt trước và mặt sau đùi cũng như xuống toàn bộ phần bàn chân.
Khi rễ L5 bị tổn thương sẽ xuất hiện triệu chứng đau cột sống L5, đau điểm cạnh đốt sống L5 S1. Triệu chứng này tác động tới dây thần kinh và hệ thống cơ mu bàn chân khiến vùng này đau nhức kèm theo sự yếu sức cơ gấp bàn chân, yếu cơ duỗi các ngón chân. Nếu nặng thì các vùng trước ngoài cẳng chân, mu bàn chân đến ngón 1, ngón 2 sẽ mất cảm giác và rối loạn vận động.
Nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
Nguy cơ trở thành bệnh mạn tính
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính rất khó điều trị, bệnh nhân uống nhiều thuốc nhưng không khỏi, tình trạng tái đi tái lại nhiều lần.
Bệnh nhân bị cản trở khả năng vận động
Đĩa đệm bị thoát vị nằm ở lưng, thắt lưng có thể làm ép dây thần kinh tọa. Gây đau kéo dài từ thắt lưng cho đến tận gót chân, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng làm cho khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chính vì thế mà các cơ quan như ruột, bàng quang hay các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó có thể làm cho người bệnh mắc phải chứng đại, tiểu tiện không tự chủ được… Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, rồi sau đó đái dầm và nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động…
Ngoài việc cần phải chủ động đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị, bạn cần đặc biệt lưu ý:
- Nên dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường, mỗi khi ăn uống hoặc đi vệ sinh cần có người đi theo để dìu dắt, giúp giảm gánh nặng cho cột sống.
- Tốt nhất nên đeo đai lưng khi muốn ra khỏi giường, để giảm áp lực lên cột sống, tăng cường bảo vệ lưng và hạn chế cột sống bị tổn thương.. Tuy nhiên không được đeo đai vượt quá 3 tháng, vì có thể gây teo cơ lưng..
- Tư thế đi đứng, nằm, ngồi cần phải đúng cách để hạn chế gây ra tổn thương ở cột sống lưng, tránh giữ 1 tư thế quá lâu và nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi để giảm áp lực lên cột sống.
Bên cạnh đó, có thể dùng sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương...
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng khó lường. Chính vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.