Những thông tin cần biết về vaccine phòng bệnh Rubella

Những thông tin cần biết về vaccine phòng bệnh Rubella
Vào mùa xuân, khi thời tiết giao mùa là lúc bệnh Rubella bùng phát. Để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh xảy ra, mọi người nên có ý thức tiêm vaccine phòng bệnh Rubella sớm để quá trình phòng bệnh diễn ra hiệu quả.

1. Tại sao cần tiêm vaccine phòng bệnh Rubella

Bệnh rubella là bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai, nếu nhiễm virus trong 3 tháng thai kì đầu tiên sẽ dẫn đến biến chứng dị tật thai nhi hoặc tử vong ngay trong bụng mẹ.

Đối tượng thứ 2 nếu mắc bệnh Rubella sẽ gặp các vấn đề nguy hiểm là trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh mắc hội chứng rubella bẩm sinh sẽ phải gánh chịu những dị tật nặng nề: điếc tai, dị tật ở mắt, tổn thương tim và não bộ và gây tử vong ở trẻ vô cùng nguy hiểm.

Để phòng ngừa căn bệnh truyền nhiễm này, mọi người nên chủ động tiêm vaccine phòng bệnh Rubella. Vaccine Rubella là một loại vaccine thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, nó hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, sức đề kháng tối ưu nhất để tiêu diệt virus Rubella khi xâm nhập vào cơ thể.

Căn bệnh này cực kì nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, vì vậy tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo tiêm phòng vaccine Rubella trước khi mang thai là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất.

Sau khi tiêm, vaccine sẽ giúp thai phụ sản sinh ra kháng thể chống chọi với virus Rubella, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh trong thời gian thai kỳ của người mẹ, ngăn chặn các rủi ro về dị tật bẩm sinh đối với thai nhi vì được thừa hưởng miễn dịch từ người mẹ. Nói cách khác, nếu mẹ được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp đứa trẻ có miễn dịch thụ động từ mẹ, bảo vệ con trong suốt những năm tháng đầu đời non nớt.

Những thông tin cần biết về vaccine phòng bệnh Rubella - Ảnh 2.

Thực hiện tiêm phòng rubella là điều cần thiết giúp bảo vệ sức khoẻ - Ảnh Internet

Vaccine phòng bệnh Rubelaa áp dụng cho tất cả các đối tượng, tuy nhiên 2 đối tượng bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ tính mạng và sức khỏe, đó là: phụ nữ trước khi mang thai và trẻ nhỏ. Tổ chức tiêm chủng Quốc gia sẽ căn cứ vào lứa tuổi, tình hình của các đối tượng để lựa chọn tiêm vaccin ngừa bệnh phù hợp, hàm lượng sử dụng cho từng đối tượng, thời điểm thích hợp tiêm vaccine ngừa bệnh rubella.

2. Vaccine phòng bệnh Rubella có những loại nào?

HIện nay, để phòng chống bệnh Rubella, toàn thế giới đang phát hành các loại vaccine rubella đơn giá, vaccine nhị giá phối hợp sởi-rubella (MR), vaccine tam giá phối hợp sởi-quai bị-rubella (MMR, Priorix, ROR...), vaccine tứ giá phối hợp sởi-quai bị-rubella- thủy đậu.

Ở Việt Nam, chúng ta có thể đăng ký tiêm vaccine nhị giá phòng sởi – rubella (MR) tại chương trình tiêm chủng mở rộng đang cung cấp hoặc đăng ký tiêm phòng sởi-quai bị - rubella đang được cung cấp tại các trung tâm tiêm phòng trên cả nước.

3. Công dụng và phác đồ của vaccine đối với phòng bệnh Rubella

Khi tiêm vaccine phòng bệnh Rubella, cơ thể bệnh nhân sẽ có sự miễn dịch chủ động, giúp ngăn ngừa virus rubella xâm nhập. Khoảng 2-4 tuần sau khi hoàn thành quá trình tiêm chủng, cơ thể có thể miễn dịch đến 95%.

Vaccine ngừa bệnh Rubella - Những thông tin ai cũng cần phải biết để bảo vệ sức khỏe - Ảnh 2.

Công dụng của vaccine Rubella trong việc phòng tránh bệnh rubella vô cùng hiệu quả - Ảnh Internet

Phác đồ tiêm vaccin phòng bệnh Rubella theo quy định trong chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:

Trẻ em sau 1 tuổi (thường là 18 tháng tuổi) được tiêm chủng miễn phí. Đối với loại vaccine sởi - quai bị - rubella là vaccine được sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ cho cả trẻ em và người lớn từ 1 tuổi trở lên theo lịch dưới đây:

- Với trẻ em: tiêm mũi 1 từ 12 tháng tuổi trở lên, mũi 2 được tiêm nhắc lại vào giai đoạn đi học của trẻ lúc 4-6 tuổi.

- Với người lớn, phụ nữ trước khi mang thai: chỉ tiêm 1 liều duy nhất với liều lượng 0,5 ml, tiêm dưới da. Lưu ý: nếu ở trong khu vực có dịch bệnh Rubella, có thể tiêm tối đa 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng để tăng thêm hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trước khi tiêm vaccine, cần phải được khám sàng lọc với các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Dựa vào độ tuổi, giới tính, sức khỏe của người đăng ký tham gia tiêm chủng, bác sĩ sẽ tư vấn các loại vaccine phòng bệnh phù hợp và theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Đọc thêm bài viết: Tất tần tật những điều cần biết về bệnh Rubella ở phụ nữ mang thai

4. Vaccine Rubella có tác dụng bao lâu?

Nhiều người quan niệm sai lầm rằng tiêm vaccine phòng bệnh Rubella chỉ được 1 thời gian ngắn, hàng năm phải tiêm nhắc lại mới phòng được bệnh. Thực tế, khi tiêm vaccine rubella sẽ giúp giảm động lực, tạo hệ miễn dịch vững chắc ít nhất là 16 năm hoặc cả đời.

Vaccine ngừa bệnh Rubella - Những thông tin ai cũng cần phải biết để bảo vệ sức khỏe - Ảnh 3.

Vaccin Rubella có tác dụng ít nhất 16 năm - Ảnh Internet

Quan trọng, đây là loại vaccine sống giảm độc lực nên tuyệt đối KHÔNG được tiêm vaccine Rubella cho phụ nữ đang mang thai hoặc người có thể thụ thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vì có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.

5. Những tác dụng phụ khi tiêm vaccine phòng bệnh Rubella

Tiêm vaccine ngừa bệnh rubella là cách để giúp bảo vệ sức khỏe và bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại vaccine đều có những tác dụng phụ nhẹ, kéo dài 1-2 ngày và vaccine ngừa rubella cũng tương tự.

Một số triệu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vaccine rubella như sau:

- Đau nhức.

- Nóng rát tại vị trí tiêm.

- Có thể kèm theo triệu chứng sốt.

Tiêu chảy.

- Choáng váng.

- Đau đầu.

- Đau cơ.

- Buồn nôn.

- Mệt mỏi.

Ngoài ra còn có các phản ứng nặng như:

- Giảm tiểu cầu.

- Sốc phản vệ.

- Tổn hại thần kinh trung ương là cực kỳ hiếm gặp.

Cách tốt nhất là nên chủ động theo dõi, nếu có bất cứ triệu chứng gì khác thì nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

Những thông tin về vaccine phòng bệnh rubella ở trên hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vaccine tiêm ngừa bệnh rubella và lựa chọn cho mình tiêm biện pháp phòng đúng cách, an toàn để bảo vệ sức khoẻ bản thân.


Tác giả: Khánh Linh