Những thông tin cần biết về chứng đau xương cụt

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những thông tin cần biết về chứng đau xương cụt
Xương cụt là đoạn xương cột sống dưới cùng. Xương cụt giúp cơ thể giữ thăng bằng khi ngồi, cố định các dây chằng, cơ và gân xung quanh. Trong hầu hết các trường hợp, đau xương cụt sẽ cải thiện trong vài tuần, nhưng đôi khi nó có thể kéo dài lâu hơn, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

1. Triệu chứng

- Đau nhức lẻ tẻ từng cơn, thỉnh thoảng đau nhói.

- Cơn đau tồi tệ hơn khi ngồi, khi chuyển từ ngồi sang đứng, khi đứng trong thời gian dài, khi quan hệ tình dục, và khi đi đại tiện.

- Cơn đau khiến bệnh nhân khó ngủ và khó thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như lái xe hoặc cúi xuống.

Bạn cần đến ngay bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng:

- Cơn đau không cải thiện trong vòng một vài tuần.

- Các phương pháp giảm đau, điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả.

- Đau dữ dội, đau liên tục.

- Đau xương cụt kèm chảy máu hoặc sốt.

2. Chẩn đoán

- Trong khi kiểm tra thể chất, trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra xương cụt của bạn xem có bị bầm tím, sưng, phát ban hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. 

Cuối cùng, bác sĩ sẽ ấn vào xương cụt của bạn để xem liệu có bất kỳ sự đau đớn cục bộ nào không, điều này có thể biểu thị trường hợp gãy xương tiềm năng. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra trực tràng để đánh giá dây chằng xung quanh và phạm vi chuyển động của khớp vùng xương cụt.

- Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm hình ảnh để việc chẩn đoán chính xác hơn. Chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ chấn thương, trật khớp hoặc gãy xương cụt nếu có. Chụp MRI có thể được yêu cầu để chẩn đoán ung thư hoặc nhiễm trùng xương cụt.

2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân phổ biến gây đau xương cụt bao gồm:

- Sinh con.

- Bị chấn thương, ngã, hoặc tai nạn.

- Tư thế xấu.

- Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại kéo dài vùng xương cụt.

- Thừa hoặc thiếu cân.

Các nguyên nhân gây đau xương cụt ít phổ biến hơn có thể bao gồm sự phát triển xương trên xương cụt quá linh hoạt hoặc quá cứng nhắc, do bệnh viêm khớp, viêm âm đạo, bệnh đường tiết niệu,... 

Nguyên nhân hiếm gặp nhưng nghiêm trọng bao gồm nhiễm trùng, vị trí tử cung bất thường và ung thư.

3. Cách phòng tránh

Hầu hết các trường hợp đau xương cụt có thể được phòng tránh bằng cách điều chỉnh lối sống:

- Tránh ngồi lâu. Nên ngồi nghiêng về phía trước để giảm áp lực cho xương sống. Có thể ngồi trên đệm để giảm áp lực lên xương cụt.

- Tránh táo bón. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và uống nhiều nước có thể giúp làm mềm phân và làm cho nhu động ruột trơn tru, dễ dàng hơn.

- Làm việc, vận động và chơi thể thao cẩn thẩn, tránh để bị chấn thương xương cụt.

- Thường xuyên tập luyện để xương khớp dẻo dai, linh hoạt.

- Đi khám ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường, tránh việc bệnh tật tiến triển, ảnh hưởng đến các vùng khác, như xương cụt

4. Các phương pháp điều trị đau xương cụt

- Chườm lạnh cho khu vực đau xương cụt khoảng 15 phút, nhiều lần trong ngày trong tối đa ba ngày sau khi bị thương để giảm đau. Sau đó áp dụng chườm nóng để giúp thư giãn dây chằng, lưu thông tuần hoàn, giúp vùng xương cụt mau hồi phục.

- Bác sĩ cũng có thể đề nghị uống hoặc tiêm một loại thuốc giảm đau, chống viêm nếu cơn đau hành hạ bạn. Một số loại cao dán giảm đau cũng có thể sẽ có tác dụng với cơn đau xương cụt nhẹ. Với những cơn đau xương cụt mãn tính, có thể cần đến thuốc an thần. Nếu đau xương cụt do nhiễm trùng thì phải dùng đến kháng sinh và có khả năng phải phẫu thuật mổ áp xe.

- Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị đau xương cụt tối ưu cho các trường hợp bị co thắt cơ sàn chậu. Can thiệp trị liệu thường bao gồm các bài tập bồi dưỡng tư thế, kéo dài và bài tập Kegel ngược. 

- Rất hiếm khi, phẫu thuật cắt bỏ xương cụt được thực hiện để giảm đau. Phẫu thuật cắt bỏ xương cụt chỉ tiến hành khi các cơn đau xương cụt làm mất khả năng vận động của bệnh nhân.

Đọc thêm: Một số thói quen có hại cho xương khớp, gây biến dạng cột sống

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Những thông tin cần biết về chứng đau xương cụt - Ảnh 7.

Tác giả: Minh Vy