Một nhóm các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm tại Thụy Điển về mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá với bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết quả đăng trên Tạp chí Annals cho thấy, thói quen hút thuốc gây ra hơn 30% trường hợp mắc bệnh.
Với những người mang trong mình nguy cơ di truyền, tỷ lệ mắc bệnh có thể đạt ngưỡng 50%. Con số này càng đáng báo động hơn khi duy truyền được coi như một nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp cơ bản.
Hút thuốc cũng làm giảm hiệu quả của methotrexate – một loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thông dụng và hiệu quả nhất.
Sự thay đổi đột ngột cân nặng có thể tác động tới các khớp xương, đặc biệt khi bị thừa cân. Thừa cân khiến bệnh nhân trở nên đau đớn và gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Arthritis Care & Research chứng minh người sở hữu chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần những người có chỉ siis BMI ở ngưỡng khỏe mạnh. Các căn bệnh đái tháo đường, bệnh tim cũng luôn ẩn mình chờ cơ hội tấn công cơ thể con người.
Nên tuân thủ chế độ ăn uống khỏe mạnh và trọng lượng cơ thể được ổn định, giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Rượu có lợi cho sức khỏe con người. Nhưng lạm dụng quá nhiều rượu sẽ khiến cơ thể con người gặp nhiều tổn thương.
Những người đang trong quá trình dùng thuốc để làm chậm sự phát triển của bệnh và triệu chứng đau sưng khớp lại càng phải chú ý tới vấn đề này. Gan bị ảnh hưởng bởi rượu sẽ tác động tiêu cực tới thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp (methotrexate).
Sử dụng rượu quá nhiều cũng làm giảm mật độ khoáng trong xương. Các biến chứng do viêm khớp vì vậy có thêm nhiều cơ hội xuất hiện.
Trong quá khứ, bệnh nhân khi chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, sẽ được bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi thêm và sử dụng thuốc men.
Dẫu vậy, các nghiên cứu lâm sàn gần đây chứng minh vận động là phương thuốc hỗ trợ tốt nhất cho căn bệnh. Nếu nghỉ ngơi và dùng thuốc là cách chữa bệnh thì vận động thường xuyên chính là cách phòng bệnh hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên giúp bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng đau bệnh (đau sưng khớp), cải thiện chất lượng giấc ngủ, thúc đẩy sản sinh ra các năng lượng tích cực,…
Bệnh nhân bình thường thường không có cái nhìn chính xác về tình trạng bệnh. Bạn có thể cho rằng bệnh sắp khỏi vì những cơn đau dần dần biến mất. Cứ để như vậy rồi bệnh sẽ khỏi mà không cần đi bác sĩ.
Thực tế lại không phải như vậy. Các tác dụng phụ của thuốc xuất hiện mà bạn không thể nhận ra được. Nếu những tác dụng này xảy ra, thuốc viêm khớp dạng thấp có thể cần phải điều chỉnh. Điều này cần sự giúp đỡ quản lý của những nhà chuyên môn.
Stress là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh trong cuộc sống và nó cũng là nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp.
Stress trong các mối quan hệ gia đình hoặc đồng nghiệp là mầm mống đẩy mạnh nguy hại của các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị stress, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như gặp phải một số vấn đề về tim mạch, dạ dày, tiểu đường, thần kinh..
Do vậy, để hạn chế tác hại của stress, bạn nên luyện tập thể dục và thiền định. Sự thoải mái trong tư tưởng sẽ giúp bạn khỏe mạnh và có đủ tinh thần để chữa trị bệnh.
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó có thể trở thành nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp thường xuyên bị xem nhẹ dẫn tới việc bệnh mãi chưa khỏi.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh (Hoa Kỳ) cho rằng, các trường hợp mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Hệ quả của điều này là vô vàn thói quen xấu khác như lười tập thể dục buổi sáng hay thường xuyên ăn đêm.
Những thói quen này tác động xấu tới sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, chúng còn có thể làm cho các phương pháp điều trị không còn tác dụng.
Khi các cơn đau xuất hiện, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu và gặp nhiều vướng víu trong cuộc sống. Để xoa dịu những cơn đau đó, giải pháp được ưu tiên là dùng thuốc giảm đau.
Hiện trên thị trường có vô vàn loại thuốc giảm đau khác nhau qua đường uống. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng giống nhau và chữa được mọi bệnh. Việc sử dụng cần có sự hướng dẫn của đội ngũ y tế. Nếu tự ý sử dụng, bệnh nhân có thể phải gánh chịu nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Tác dụng phụ hay gặp nhất là viêm dạ dày. Nếu dùng nhóm thuốc giảm đau NSAID, bệnh nhân thường gặp các tác dụng phụ như: tăng huyết áp, tổn thương gan, thận, mắc các bệnh lý tim mạch,…
Một số nhóm thuốc kháng viêm mạnh khác như Corticoid cũng hay được dùng vì có hiệu quả cao. Dẫu vậy, về lâu dài thuốc sẽ gây ra tình trạng loãng xương, bị lệ thuộc thuốc và chứng Cushing.
Tốt nhất khi sử dụng thuốc, bệnh cần có sự tham vấn của các bác sĩ. Điều này sẽ giúp quá trình chữa bệnh hiệu quả và tránh tình trạng chưa khỏi bệnh này mà đã mắc thêm các bệnh lý nguy hiểm khác.
Nhiều người có thói quen bẻ các khớp ngón tay, ngón chân, vặn cổ, vặn lưng,…vì chúng mang lại cảm giác dễ chịu tức khắp. Không phải ai cũng biết đây là nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp mãi không được chữa khỏi.
Thói quen này hoàn toàn có hại cho khớp. Chúng khiến khớp phải hoạt động nhanh đột ngột và vận động quá tầm. Các cấu trúc sụn và dây chằng xung quanh khớp sẽ bị phá hủy. Điều này làm khớp ngày càng to lên. Ngoài ra, nhiều tổn thương cũng xuất hiện như giãn dây chằng, trật khớp, bong gân, lão hóa khớp,…
Nếu duy trì thói quen này lâu dài, tình trạng khớp sẽ ngày càng xấu đi. Khớp bị biến dạng, thoái hóa. Khớp ở vùng ngón tay bị to lên. Dây chằng bị rách hay cột sống cổ hay cột sống thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm.
Trên đây là những nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp khiến bạn mãi không khỏi bệnh. Các nguyên nhân này thường bị mọi người xem nhẹ nhưng nếu duy trì lâu sẽ gây ra các biến chứng khó lường. Vậy nên, bạn cần chú ý và hạn chế chúng nhanh nhất có thể để bệnh tình thuyên giảm triệt để.