Những thói quen khiến trẻ dễ bị tiêu chảy mà phụ huynh cần chú ý

Những thói quen khiến trẻ dễ bị tiêu chảy mà phụ huynh cần chú ý
Những thói quen đơn giản nhưng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ.

Tiêu chảy là khi trẻ phân (đi tiêu) lỏng và có nước. Trẻ có thể đi lỏng nhiều lần trong ngày. Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến. Bệnh có thể kéo dài 1 hoặc 2 ngày và tự khỏi. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, con bạn có thể gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tiêu chảy có thể là:

- Ngắn hạn (cấp tính): Tiêu chảy kéo dài 1 hoặc 2 ngày rồi khỏi. Điều này có thể do thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn (nhiễm vi khuẩn). Hoặc nó có thể xảy ra nếu con bạn bị bệnh do vi rút.

- Lâu dài (mãn tính): Tiêu chảy kéo dài trong vài tuần. Điều này có thể do một vấn đề sức khỏe khác như hội chứng ruột kích thích gây ra. Nó cũng có thể được gây ra bởi một bệnh đường ruột. Điều này bao gồm viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc bệnh celiac, Giardia cũng có thể gây tiêu chảy mãn tính.

Những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy có thể xảy ra với biểu hiện sốt, buồn nôn, nôn mửa, chuột rút, mất nước và thậm chí phát ban. Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:

1. Nhiễm trùng do vi rút

Vi rút chẳng hạn như vi rút rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy của trẻ. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng dạ dày ruột do vi rút thường bao gồm nôn mửa , đau bụng, đau đầu và sốt. 

Những thói quen khiến trẻ dễ bị tiêu chảy mà phụ huynh cần chú ý - Ảnh 2.

Vi rút chẳng hạn như vi rút rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy của trẻ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị nôn và tiêu chảy mà cha mẹ cần tránh xa

Đau bụng do ngộ độc thực phẩm hay Covid-19: Đây là những gì chuyên gia nói

Virus Rota có thể sống trên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn ghế, tay vịn, trong nước hoặc trên da. Trẻ dễ bị nhiễm virus Rota khi tiếp xúc với nguồn phân của những người đang bị nhiễm.

Khi điều trị viêm dạ dày ruột do vi rút - có thể kéo dài 5-14 ngày. Điều quan trọng là phải ngăn ngừa mất chất nước ở trẻ do tiêu chảy nhiều.

Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống thêm sữa mẹ hoặc dung dịch bù nước như oresol. Chỉ riêng nước không có đủ natri, kali và các chất dinh dưỡng khác để bù nước một cách an toàn cho trẻ nhỏ. Hãy chắc chắn nói chuyện với bác sĩ của bạn về lượng chất lỏng mà con bạn cần, làm thế nào để đảm bảo trẻ được uống, khi nào cho trẻ uống và cách theo dõi tình trạng mất nước.

2. Các loại thuốc

Các loại thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn.

Đối với tiêu chảy nhẹ do dùng thuốc, hãy giữ cho trẻ uống đủ nước một cách an toàn. Nếu một đợt kháng sinh gây tiêu chảy cho con bạn, hãy nhớ tiếp tục dùng thuốc và gọi cho bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm liều, thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung probiotic hoặc chuyển sang một loại kháng sinh khác.

3. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường đến nhanh chóng, có thể bao gồm nôn mửa và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ.

Những thói quen khiến trẻ dễ bị tiêu chảy mà phụ huynh cần chú ý - Ảnh 3.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây tiêu chảy ở trẻ (Ảnh: Internet)

Điều trị tiêu chảy liên quan đến ngộ độc thực phẩm cũng giống như đối với tiêu chảy do nhiễm trùng, đó là: Giữ cho trẻ uống đủ nước và gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.

4. Vi khuẩn

Nhiều loại vi khuẩn khác nhau có thể gây tiêu chảy, bao gồm E.Coli, Salmondella, Camplyobacter và Shigella. Những vi khuẩn này thường gây ra ngộ độc thực phẩm , có thể gây tiêu chảy và nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm.

5. Ký sinh trùng

Giardia là bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ em. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng mắc bệnh giardia, đặc biệt là ở các trung tâm chăm sóc trẻ em.

Những thói quen khiến trẻ dễ bị tiêu chảy mà phụ huynh cần chú ý - Ảnh 4.

Chăm sóc trẻ tiêu chảy cần đảm bảo trẻ bú/uống đủ sữa/nước (Ảnh: Internet)

6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ em kể trên có một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị tiêu chảy như:

- Uống quá nhiều nước trái cây và các loại đồ uống có đường khác

- Dị ứng thực phẩm

- Hội chứng không dung nạp lactose

- Các vấn đề y tế như bệnh celiac, bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng hay hội chứng ruột kích thích.

Khi thăm khám bác sĩ, bạn cần cho bác sĩ biết về những gì mà trẻ đã ăn gần đây, khi nào các triệu chứng bắt đầu với tần suất và thời gian bị tiêu chảy như thế nào. Ngoài ra, các vấn đề liên quan tới phân tiêu chảy của trẻ như có nước hay lẫn máu không,... cũng sẽ được bác sĩ thăm khám.

Khi nào cần gọi cho bác sĩ?

- Trẻ không thể uống nước trong vài giờ

- Đi tiểu ít hơn bình thường

- Có dấu hiệu mất nước và không thể bù được, khô miệng, nứt môi, khóc không có hoặc ít nước mắt

- Chóng mặt, choáng váng

- Trẻ ngủ li bì, kém tỉnh táo

- Sốt cao

- Trong phân có lẫn máu

- Tiêu chảy kéo dài không đỡ sau 2 ngày.

Nguồn dịch tham khảo:

1. Diarrhea

2. Diarrhea in Children: Causes and Treatments

3. Diarrhea in Children


https://suckhoehangngay.vn/nhung-thoi-quen-khien-tre-de-bi-tieu-chay-ma-phu-huynh-can-chu-y-20220523212906492.htm
Tác giả: Allen