Chất điện giải có mặt trong mọi tế bào trong cơ thể, chúng có mặt trong máu và các dịch tiết,…vì chất điện giải mang điện tích âm và điện tích dương nên chúng giúp giữ được sự cân bằng dịch trong tế bào và ngoài tế bào cũng như ổn định được PH máu và ổn định được huyết áp.
Rối loạn chất điện giải hay còn gọi là mất cân bằng chất điện giải gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe tổng quát. Mất cân bằng điện giải thường xuất hiện ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý ví như bệnh nhân ăn quá mặn hoặc ăn quá nhạt, quá chú trọng một nhóm chất nào đó,…
Mất cân bằng điện giải cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, thuốc nội tiết, thuốc lợi tiểu,…hoặc bệnh nhân bổ sung quá nhiều canxi cho cơ thể cũng có thể gây nên tình trạng mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tùy vào chất điện giải mà cơ thể thiếu hụt hoặc dư thừa người bệnh sẽ phải chịu những tác động khác nhau, cụ thể như sau:
Natri có nồng độ bình thường trong máu dao động từ 135-145 mmol/l khi nồng độ này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Một trong những hậu quả khi mất cân bằng điện giải natri gây ra chính là rất cân bằng lượng acid và base trong máu gây thay đổi nồng độ PH máu.
Thay đổi nồng độ PH máu khiến nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể không thể xảy ra hoặc xảy ra phản ứng không hoàn toàn gây ra những chất độc cho cơ thể. Đồng thời, mất cân bằng điện giải natri còn gây hậu quả làm giảm xung động thần kinh và ức chế sự hoạt động của các tế bào.
Khi nồng độ natri trong máu quá cao khiến người bệnh có biểu hiện buồn nôn, nôn, khát liên tục, ăn uống không ngon miệng,…nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân còn có biểu hiện co giật, chảy máu,…Khi nồng độ natri trong máu xuống thấp bệnh nhân sẽ có biểu hiện phù, khát, hoa mắt, chóng mặt,…
Hậu quả khi mất cân bằng chất điện giải kali chính là ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tim mạch, làm giảm hoặc tăng kích thích cơ tim, ảnh hưởng tới sự dẫn truyền xung thần kinh, ảnh hưởng tới nhịp tim của người bệnh. Khi thiếu đi chất điện giải kali người bệnh sẽ có biểu hiện như tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực,…
Khi nồng độ chất điện giải kali tăng cao > 5 mmol/L có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Điều này được lý giải là do nồng độ Kali tăng cao làm tăng kích thích lên tim khiến tim đập nhanh nhưng không hiệu quả, làm giảm đi lượng máu nuôi các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ.
Trong trường hợp mất cân bằng điện giải do hạ kali máu bệnh nhân có biểu hiện yếu cơ, nhược cơ, run rẩy tay chân,…Nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải do hạ kali máu thường xuất hiện ở những người nhịn ăn, kém hấp thu hoặc những người đang điều trị một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, cortisol,…
Mất cân bằng điện giải canxi thường khiến người bệnh mắc một số vấn đề như rụng tóc, khô tóc, móng tay giòn dễ gãy,..
Mất cân bằng điện giải magie có thể gây hậu quả như bệnh nhân khó thở, huyết áp cao, chóng mặt,…
Mất cân bằng điện giải phosphat có thể tổn thương hệ xương khớp, rối loạn chức năng não bộ, rối loạn chức năng gan,..