Những tác hại không lường của bệnh rối loạn tiêu hóa!

Những tác hại không lường của bệnh rối loạn tiêu hóa!
Những căn bệnh thuộc đường tiêu hóa không những gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được chữa trị kịp thời - và bệnh rối loạn tiêu hóa là một trong số đó.

Bệnh rối loạn tiêu hóa là loại bệnh phổ biến trong các dạng bệnh lý về đường ruột. Tuy bệnh không đến mức gây ra tử vong nhưng lại đem đến nhưng "phiền phức" không nhỏ đối với cơ thể người bệnh cũng như đời sống sinh hoạt, ăn uống.

1. Tác hại của bệnh rối loạn tiêu hóa và nguyên nhân

Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi các cơ vòng trong ống tiêu hóa co thắt không đều gây ra đau bụng. Nguyên nhân được giải thích cụ thể là do sự sản sinh quá nhiều của methan và setoronin. Chính chế độ ăn uống không lành mạnh và khoa học đã tác động đến quá trình này.

Khi bị bệnh, thói quen đi đại tiện của người bệnh bị thay đổi, đồng thời bạn sẽ cảm thấy bụng bị đau dữ dội thành cơn hoặc có thể cảm thấy đau ở nhiều chỗ khác nhau - thậm chí là có thể lan ra sau lưng.

Những tác hại không lường của bệnh rối loạn tiêu hóa! - Ảnh 1.

Bệnh rối loạn tiêu hóa làm thay đổi thói quen đại tiện (Ảnh: Internet)

Thói quen đại tiện bị thay đổi nhưng không chỉ có vậy, bạn còn bị tiêu chảy và táo bón thất thường. Tùy vào từng người mà triệu chứng tiêu chảy hay táo bón nổi bật hơn.

Bên cạnh các tình trạng trên bệnh nhân còn gặp các dấu hiệu sau: trung tiện, ợ hơi, bụng bị đầy hơi và cảm giác căng cứng, miệng bị hôi, buồn nôn và thấy đắng miệng.

Nhóm dễ gặp bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường là trẻ em và người cao tuổi do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hoặc bị lão hóa. Ở người cao tuổi việc bị các bệnh đường tiêu hóa ở thời trẻ như tá tràng hay viêm loét dạ dày,... không được chữa trị dứt điểm đã gây ra biến chứng là bệnh rối loạn tiêu hóa khi về già.

Những tác hại không lường của bệnh rối loạn tiêu hóa! - Ảnh 2.

Người già dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa (Ảnh: Internet)

Có thể nói, mặc dù bệnh rối loạn tiêu hóa không gây ra sự nguy hiểm về tính mạng nhưng tình trạng này lặp lại thường xuyên khiến bệnh nhân mệt mỏi, sụt cân, ăn không ngon và stress. Hơn nữa, nhiều chuyên gia về tiêu hóa cho biết bệnh rối loạn tiêu hóa có những biểu hiện trùng khớp với nhiều bệnh nguy hiểm khác như viêm tụy mạn tính, loét đường tiêu hóa, ung thư đường ruột,.

Vì thế để an toàn bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa và có can thiệp y tế kịp thời.

2. Làm cách nào để phòng tránh rối loạn tiêu hóa

2.1. Hình thành thói quen ăn uống khoa học

Muốn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bạn nên bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen ăn uống không lành mạnh, tránh việc "du nhập" những vi khuẩn có hại vào đường ruột. Những thực phẩm đối tốt với người bình thường đôi khi lại là những thực phẩm có hại với người bị rối loạn tiêu hóa.

Một số thực phẩm gây đầy hơi bạn cần tránh đó là: mận, chuối, nho khô, húng quế, bắp cải, đậu, hành và tỏi,.. Ngoài ra thì sữa cũng là thực phẩm bạn không nên dùng nhiều vì dễ gây quá tải cho đường ruột do có nhiều đường lactose.

Những tác hại không lường của bệnh rối loạn tiêu hóa! - Ảnh 3.

Không ăn các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh có hại cho hệ tiêu hóa (Ảnh: Internet)

Với người đang bị bệnh rối loạn tiêu hóa thì những thực phẩm như đồ ăn đóng hộp, bánh kẹo có nhiều đường frucotse hay các loại nước ngọt có gas, đồ uống có cồn hay đồ ăn chay nóng đều cần phải tránh xa do hệ tiêu hóa bị giảm hiệu suất hoạt động.

2.2. Tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể chất không chỉ có ích cho tim mạch hay cơ bắp mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ thúc đẩy sự phát triển của các nhu động ruột, hơn nữa lại giúp tinh thần thêm thoải mái (stress và căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa).

Những tác hại không lường của bệnh rối loạn tiêu hóa! - Ảnh 4.

Tập luyện thể dục rất tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh: Internet)

2.3. Không lạm dụng thuốc

Thuốc kháng sinh hay các loại thuốc "giúp cầm" các triệu chứng của tiêu chảy hay táo bón không phải là giải pháp điều trị dứt điểm bệnh.

Vì thế bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị tận gốc bệnh tránh những biến chứng về sau.

Theo Afamily

Tác giả: Phương Thuận