Thừa sắt là tình trạng trong cơ thể có hàm lượng sắt vượt quá mức quy định, đây còn được gọi là hiện tượng quá tải sắt. Khi quá tải sắt khiến cho ruột mất khả năng điều hòa và hấp thụ thêm sắt. Thừa sắt có thể bị tích tụ tại ở các mô trong cơ thể như tích tụ ở gan, thận,… và gây tổn thương những cơ quan này.
Ở những người thừa sắt thường có xu hướng hấp thu gấp 3 hàm lượng sắt mà cơ thể cần mỗi ngày, hiện nay các bác sĩ đã tìm ra hai nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thừa sắt bao gồm:
Thừa sắt do di truyền: Thừa sắt do di truyền là tình trạng bệnh lý xuất hiện ngay từ khi mới sinh, điều này xuất hiện do ruột mất đi khả năng điều hòa sắt. Thừa sắt ở những người do di truyền chúng sẽ tích tụ tại gan, tim,… gây tổn thương cơ quan, tổ chức chứa chúng. Để chẩn đoán thừa sắt do bẩm sinh cần tiến hành định lượng nồng độ ferritin.
Thừa sắt mắc phải: Thừa sắt mắc phải thường gặp hơn trên lâm sàng, nguyên nhân là do bổ sung quá nhiều sắt cho cơ thể. Thừa sắt do mắc phải cũng thường gặp ở những người mắc bệnh gan hay chứng thiếu hồng cầu.
Cho dù là thừa sắt do mắc phải hay thừa sắt do bẩm sinh chúng đều có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, một số biến chứng thường gặp như sau:
Thừa sắt có thể gây tổn thương gan, chúng làm tăng áp lực thanh thải sắt qua gan, khiến các tế bào gan bị oxy hóa, tình trạng thừa sắt kéo dài không được cải thiện có thể gây tổn thương gan cũng như hình thành sẹo tại gan. Đây được xem là hai yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan.
Thừa sắt lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch khiến tim hoạt động bất thường, làm tăng nguy cơ gây suy tim, tăng nguy cơ gây rối loạn nhịp tim. Đồng thời, những người thừa sắt cũng có thể gặp khó khăn trong việc bơm máu cũng như đảm bảo lưu thông máu mỗi ngày.
Những người có nồng độ sắt trong máu tăng cao có nguy cơ mắc bệnh tim, cũng như đột quỵ. Khi thừa sắt, khiến rối loạn nhịp tim, rối loạn quá trình dẫn điện tại tim cũng như gây cản trở cho việc bơm máu cũng như lưu thông máu ở tim.
Thừa sắt sẽ khiến chúng bị tích tụ tại các mô cũng như các cơ quan trong cơ thể khiến chúng làm thay đổi màu sắc da. Những người thừa sắt thường có biểu hiện da xám hoặc da bạc màu,… những người này thường có nguy cơ cao mắc ung thư da khi thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím.
Thừa sắt khiến chúng bị tích tụ tại tụy, ảnh hưởng tới khả năng tiết insulin trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu về tác hại khi cơ thể thừa sắt, chế độ ăn giàu sắt cũng như giàu chất đường bột, chất béo chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường.
Thừa sắt chính là yếu tố nguy cơ khiến quá trình chuyển hóa glucose và lipid trong cơ thể thay đổi, cũng như làm biến đổi các enzym chuyển hóa glucose làm tăng rối loạn chuyển hóa đường máu trong cơ thể. Thừa sắt có mối quan hệ mật thiết đối với việc tăng nặng chứng tiểu đường.
Sắt không được sử dụng hết có thể tích tụ tại hệ xương khớp làm tăng nặng tình trạng viêm khớp cũng như một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, gout,…
Thừa sắt có thể khiến tổn thương buồng trứng, khiến trứng rụng bất thường, chu kỳ kinh nguyệt bất thường.