Bệnh gai cột sống là hiện tượng lắng đọng canxi khiến hình thành gai xương do cơ thể bù đắp lại những tổn thương ở sụn khớp vì viêm xương khớp, chấn thương dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống hoặc thoái hóa cột sống.
Đây là một trong những căn bệnh về thoái hóa cột sống, gây nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Tiêm steroid ngoài màng cứng là một kĩ thuật phổ biến có tác dụng giảm đau và viêm trong điều trị gai cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh
Steroid là một là một thuốc giảm đau gai cột sống hiệu quả với khả năng giảm đau và chống viêm mạnh mẽ. Dưới đây là một số tác dụng phụ được báo cáo từ tiêm Steroid ngoài màng cứng trong điều trị gai cột sống.
- Sau khi tiêm steroid sẽ khiến người bệnh tăng đau cục bộ
- Người bệnh có thể cảm thấy nhức đầu không không thường xuyên. Tình trạng này có thể chấm dứt sau khoảng 24h sau tiêm
- Mặt đỏ bừng
- Việc sử dụng steroid tong tiêm ngaoif màng cứng có thể khiến người bệnh lo lắng bất an có thể dẫn đến mất ngủ
- Sau khi tiêm, người bệnh có thể bị sốt. Sốt thường hay xảy ra vào ban đêm
- Lượng đường trong máu tăng cao
- Suy giảm khả năng của hệ thống miễn dịch do tác dụng ức chế của steroid
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Viêm khớp hông nghiêm trọng
- Đục thủy tinh thể
Sau khi tiêm màng cứng, các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng của bạn trước khi bạn rời viện. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra một số ngoại lệ sau khi tiêm như:
- Bạn bị đau khi ngồi hoặc đứng tuy nhiên cơn đau chấm dứt khi bạn nằm xuống. Điều này có thể là dấu hiệu màng cứng đã bị thủng.
- Sốt cao trên 38 độ C trong vòng 24 giờ. Đây có thể là triệu chứng do nhiễm trùng vết tiêm.
- Mất sự kiểm soát chức năng ở tay và chân.
- Đại tiện, tiểu tiện không kiểm soát sau khi gây tê cục bộ.
- Xuất hiện các cơn đau dữ dội mà thuốc giảm đau không thể khắc phục.
Ngoài những tác dụng phụ do steroid gây ra sau quá trình tiêm thì kĩ thuật tiêm ngoài màng cứng cũng có một số rủi ro. Tuy nhiên những rủi ro này là cực kì hiếm gặp trong điều trị gai cột sống.
- Nhiễm trùng: Đôi khi người bệnh cũng có thể bị viêm xương tủy hoặc nhiễm trùng cột sống khi tiêm ngoài màng cứng.Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra, tỉ lệ khoảng 0.01%-0.1%
- Thủng màng cứng: Tỷ lệ xảy ra là 0,3%. Biến chứng này khiến người bệnh cảm thấy đau đầu.Tuy nhiên, để giảm đau bác sĩ có thể rút một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch ở cánh tay và tiêm vào khoang ngoài màng cứng để lấp đầy màng cứng bị thủng và ngăn ngừa rò rỉ dịch ra bên ngoài.
- Chảy máu: Đây là một biến chứng rất hiếm gặp trong quá trình tiêm ngoài màng cứng điều trị gai cột sống. Tình trạng này chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu tiềm ẩn.
- Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh có thể xảy ra do quá trình đâm kim từ kim tiêm hoặc do nhiễm trùng và chảy máu.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Việc sử dụng các tia xạ trước khi tiêm có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần nói trước với bác sĩ trước khi tiến hành để thực hiện các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của việc chiếu xạ lên thai nhi.
- Chấn thương tủy sống, đột quỵ hoặc tử vong: Điều này xảy ra khi bác sĩ đặt kim không đúng cách khi tiêm ngoài màng cứng ở cổ. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra.