Kháng sinh chữa đau dạ dày thường được dùng khi bệnh nhân mắc bệnh do vi khuẩn Hp. Loại thuốc này chỉ có tác dụng chữa trị bệnh nếu liên quan tới khuẩn Hp nhưng không chữa được bệnh do các nguyên nhân khác gây nên. Tuy vậy, dù cho có sử dụng đúng phác đồ điều trị thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Đó là điều không thể tránh khỏi nếu bệnh nhân sử dụng thuốc Tây.
Chán ăn, ăn kém là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau và với đau dạ dày khi được bổ sung kháng sinh cũng không phải ngoại lệ.
Dùng kháng sinh chữa đau dạ dày nhiều sẽ khiến bạn chán ăn (Ảnh: Internet)
Trong quá trình điều dùng kháng sinh chữa đau dạ dày, thuốc đồng thời cũng làm giảm khả năng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày, giảm nước bọt và giảm các ảnh hưởng kích thích lên não bộ con người. Điều này khiến dù ăn bao nhiều thì bệnh nhân cũng cảm thấy ăn không ngon.
Các chuyên gia nhận định, bệnh nhân chú ý không thay đổi liều thuốc (tăng cao, giảm dần đều,…) để không bị rơi vào tình trạng này. Bên cạnh đó, thực đơn ăn hàng ngày cũng nên xoay quanh các loại thực phẩm dễ tiêu, mềm. Các loại thuốc kích thích hệ tiêu hóa phải tránh xa, không được dùng.
Hệ tiêu hóa chứa hai loại vi khuẩn: lợi khuẩn và hại khuẩn. Thông thường, lợi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh và kiềm hãm sự phát triển của hại khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh chữa đau dạ dày, các hợp chất của thuốc đã loại bỏ lợi khuẩn, tạo nên tình trạng thiếu cân bằng, hại khuẩn phát triển không kiểm soát làm hệ tiêu hóa kém đi.
Sau khi sử dụng kháng sinh chữa đau dạ dày chỉ vài tiếng hoặc vài ngày, hiện tượng sôi bụng òng ọc sẽ xuất hiện.
Tình trạng này có thể phòng tránh bằng biện pháp uống thuốc đúng giờ. Thời gian chuẩn chỉnh nhất để uống là khoảng giữa thời gian hai bữa ăn khi bụng còn đói. Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ cũng nên tránh sử dụng vì chúng có khả năng tăng nhu động ruột, làm bụng sôi lên.
Tác dụng phụ khô miệng là điều không ai mong muốn (Ảnh: Internet)
Khô miệng là tác dụng phụ thông thường khi bệnh nhân dùng kháng sinh chữa đau dạ dày. Cac thành phần trong thuốc trong khi ức chế axit đã ức chế luôn cả sự tiết dịch của các cơ quan nước bọt, tuyến tụy,…Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy khát nước, khô miệng.
Để giải quyết tình trạng này, bệnh nhân có thể uống nước thường xuyên hay sử dụng các loại trái cây giàu vitamin như cam, quýt, bười,…
Rất nhiều người trong quá trình chữa bệnh không có ham muốn chuyện chăn gối. Họ thường lờ hoặc trốn tránh chuyện này, khiến "đối phương" cảm thấy tủi thân hoặc hiểu nhầm.
Nguyên nhân của tình trạng này là do cảm thể H2 sẽ bị thuốc kháng sinh liều cao ức chế. Thụ cảm thể của H2 cũng bị ức chế theo trên não bộ nên khiến ham muốn tình dục suy giảm.
Thông thường, lúc xuất hiện tình trạng này cũng là lúc bệnh nhân đang sử dụng loại kháng sinh liều cao, đặc biệt là cimetizin. Vậy nên, các loại thuốc này chỉ nên dùng ngắn hạn chứ không nên dùng trong thời gian dài.
Bệnh tự miễn xuất hiện do hệ miễn dịch tự tấn công lại chính cơ thể của mình. Cho tới nay, những thông tin liên quan tới bệnh này vẫn đang được giới khoa học tranh cãi. Dẫu vậy, tất cả đều thống nhất đặc điểm nguồn gốc bệnh là do sự mất cân bằng trạng thái cơ thể.
Một vài bệnh tự miễn đường ruột phổ biến: bệnh viêm đường ruột (Crohn), bệnh tiêu chảy phân mỡ (Celiac).
Dùng thuốc kháng sinh từ nhỏ có thể khiến trẻ bị hen suyễn, eczema,...ngay từ nhỏ (Ảnh: Internet)
Thuốc kháng sinh có thể có thể gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn (một căn bệnh có thể dẫn tới tử vong). Tổ chức WHO năm 2009 còn cho biết thêm, thói quen dùng kháng sinh khi trẻ khiến người dùng có nguy cơ cao bị hen suyễn, viêm mũi màng kết, eczema ngay từ khi còn nhỏ.
Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh đang được tổ chức WHO đặc biệt cảnh báo trong thời gian gần đây. Việc tự ý mua thuốc để dùng đã khiến vi khuẩn "nhờn" thuốc. Quá trình điều trị vì thế cũng không còn hiệu quả.
Dùng kháng sinh chữa đau dạ dày nhiều đồng thời làm gia tăng tỷ lệ ung thư của bệnh nhân (Ảnh: Internet)
Các nhà khoa học Phần Lan đã chứng minh, tỷ lệ mắc bệnh ung thư của những người dùng kháng sinh thường xuyên cao hơn 1,5 lần những người không dùng. Các bệnh ung thư dễ mắc phải: ung thư ruột, ung thư phổi, thận, tuyến giáp, nội tiết,… Điều này còn chưa kể dùng thuốc kháng sinh còn ảnh hưởng tới rất nhiều bộ phận khác như gan, thận, thai nhi, tăng cân,…