Theo y học hiện đại, nguyên nhân chính gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm là do thoái hóa tự nhiên (thường gặp ở người lớn tuổi), chấn thương đốt sống cổ, làm việc sai tư thế trong thời gian dài... Những biện pháp điều trị được áp dụng hiện nay là sử dụng các loại thuốc hay phẫu thuật. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa thường cho người bệnh sử dụng các loại thuốc như sau để điều trị thoát vị đĩa đệm:
Phương pháp này thường sử dụng các loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, loại thuốc giảm đau chống viêm sưng không có steroid như meloxicam, diclofenac… bôi, tiêm hoặc uống tại chỗ. Các loại thuốc giãn cơ như myonal, mydocalm…
Chú ý: Vì đây là loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm dùng cho toàn thân nên rất có thể sẽ ảnh hưởng tới phần nội tạng như gan, thận, dạ dày… Khi dùng một số loại thuốc giãn cơ này cần làm đúng theo chỉ định như trong trường hợp bị co cơ, cứng cơ ở cạnh cột sống.
Người bệnh có thể sử dụng một số loại vitamin bổ thần kinh như vitamin loại B (B12, B1, B6), các loại thuốc giảm đau ở thần kinh như thuốc neurontin. Các loại thuốc không có chỉ định tiêu dùng như loại thuốc giảm đau chống sưng viêm có steroid như dexamethason, prednisolon… Vì dùng toàn thân nên có rất nhiều các tác dụng phụ.
Trong một số trường hợp đặc biệt đau nhiều mà không thể đáp ứng bằng các biện pháp nêu trên, trường hợp đặc biệt kèm theo phù tủy cần sử dụng methyprednisolon cho đường tĩnh mạch liều lượng cao, dùng ngắn ngày, giảm đau tức thì nhưng cần phải sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, theo dõi các biến chứng thật chặt chẽ.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra bệnh đau thần kinh tọa có thể áp dụng theo các biện pháp như sử dụng thuốc giảm đau ngay tại chỗ: Dùng hydrocortison để tiêm ngoài màng cứng với liệu trình 3 mũi tiêm mỗi đợt, tiêm cách từ 3-7 ngày thì có thể tiêm mũi tiếp theo, cách này cũng khá hiệu quả cho việc giảm đau.
Chú ý: Nếu tiêm ở ngoài màng cứng thì phải thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa về xương khớp, bác sĩ phải có kinh nghiệm và tiêm trong điều kiện môi trường vô khuẩn tuyệt đối.
Đối với trường hợp giai đoạn nhẹ, mới bắt đầu phát bệnh thì thường được sử dụng các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm giảm đau thông thường, kết hợp với thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống co cứng cơ.
Đối với trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng bằng thuốc hydrocortancyl 3-5ml, tiêm theo đường liên gai cột sống.
Ưu điểm của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây
- Hiệu quả thấy rõ rệt, giảm đau, giảm viêm nhanh chóng
- Thường được sử dụng để chữa những cơn đau cấp tính do bệnh gây ra
Mặc dù các loại thuốc này mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp giảm đau nhức và tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh, tuy nhiên hệ lụy, tác dụng phụ mà loại thuốc này để lại về sau là vô cùng nặng nề:
Sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau là một biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm quan trọng và hữu hiệu trong các bệnh lý cơ – xương – khớp. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp lâu dài, bệnh rất dễ bị tái phát lại. Người bệnh cần đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.
Nhiều bệnh nhân lạm dụng việc tiêm vào khớp để điều trị thoát vị đĩa đệm bởi thấy cách điều trị này có tác dụng rất nhanh. Thay vì vào viện hoặc đến những cơ sở y tế đảm bảo, họ tự nhờ người tiêm tại nhà hoặc tiêm ở những cơ sở tư nhân không uy tín. Khi người tiêm thiếu kiến thức giải phẫu sẽ không tiêm đúng vào khớp mà lạc vào cơ, xương, mạch máu, dây thần kinh quanh khớp gây hậu quả nghiêm trọng như teo cơ, xốp xương, làm mất chức năng khớp, nguy hiểm nhất là sẽ gây tàn phế, tử vong.
Sau một thời gian chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm, có nhiều bệnh nhân lại mắc thêm bệnh tim vì dùng thuốc Tây y nhiều ngày liên tiếp và các đợt sử dụng gần nhau. Tại hội nghị "Những bằng chứng về mối liên quan giữa thuốc kháng viêm không steroid và biến chứng trên hệ tim mạch" với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về xương khớp và tim mạch, GS. Stephen Hall (Đại học Monash, Melbourne, Úc) và nhiều chuyên gia đã cảnh báo về tác hại đối với tim mạch của các thuốc kháng viêm không steroid thường được sử dụng để điều trị tình trạng viêm, đau trong các bệnh lý thường gặp như viêm khớp, thấp khớp.
Những bằng chứng nghiên cứu mới nhất cho thấy, các thuốc kháng viêm, giảm đau ức chế chọn lọc COX-2 ở mức độ cao (trên 50 lần) đã làm gia tăng sự tạo thành cục máu đông trong lòng mạch máu, gây biến chứng lên hệ tim mạch, cụ thể là nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, phù người vì bị giữ nước…
Trong các loại thuốc tân dược đều chứa chất corticoid, gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe như viêm loét dạ dày, suy thận, phù nề, tăng huyết áp, loãng xương…
Qua đó ta thấy rằng, việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các loại thuốc Tây y có tác dụng khá nhanh chóng nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ trở nên gây hại đến sức khỏe của người bệnh:
+ Các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới dạ dày, chức năng gan, thận… Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.
+ Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12; các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin. Nhìn chung không có chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm loại steroid như prednisolon, dexamethason… đường toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ.
+ Một số trường hợp hãn hữu như đau nhiều không đáp ứng với các biện pháp trên, đặc biệt kèm phù tủy có thể methylprednisolon đường tĩnh mạch liều cao, ngắn ngày, giảm liều nhanh nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải được theo dõi chặt chẽ các biến chứng.
+ Sử dụng các thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm có chứa corticoid rất phổ biến, thuốc giúp giảm đau nhanh nhưng tác dụng không lâu, do đó phải sử dụng liên tiếp và kéo dài, nếu ngưng thuốc, bệnh nhân sẽ bị đau lại. Sử dụng lâu dài, bệnh nhân sẽ bị béo phì (do giữ nước), tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, làm xương dễ gãy, ngoài ra còn xảy ra các biến chứng tiểu đường, tim mạch.
+ Các thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm nhóm kháng viêm không steroid gây nhiều tác hại trên đường tiêu hóa như làm viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy. Ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.
+ Một số phản ứng có hại của thuốc rất dễ được phát hiện như: Dị ứng thuốc (tăng nhiệt độ, mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa) hoặc sốc phản vệ (ngứa toàn bộ cơ thể: nhất là ở bàn tay và bàn chân, phù ở mắt như bị bỏng nặng, phù cuống họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu…).
Ngoài các tác dụng phụ vừa kể, một số hội chứng không điển hình dưới đây người bệnh cần chú ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng ngay.
- Tăng nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 38 độ C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 38 độ C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm khuẩn.
Nhiều thuốc trị viêm khớp đã làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: methotrexate, immuran, remicade, cyclosporine, cytoxan… Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm khuẩn sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.
- Tê hoặc cảm giác kiến bò: Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do thoái hóa dây thần kinh, do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể làm tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Mẩn đỏ: Rất hiếm khi do các bệnh khớp gây ra, nguyên nhân của triệu chứng này thường là do các thuốc như solganal, myochrysine methoratrexate, hydroxychloro-quine.
- Ðỏ mắt: Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu.
Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do thuốc plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dừng uống thuốc ngay.
- Buồn nôn: Hầu hết các thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: ibuprofen, naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: azathiprine (immuran), prednisolone, methotrexate.
- Ho và đau ngực: Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Khả năng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị viêm khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời