Ở phần trước chị em đã tìm hiểu về khả năng phát triển thành ung thư vú của bệnh u nang tuyến vú hay các bước tự kiểm tra tuyến vú, ở phần này hãy tiếp tục tìm hiểu xem những triệu chứng nào có thể không xuất hiện khi bạn bị u nang tuyến vú hay một nguyên nhân bất ngờ gây ra u nang tuyến vú mà ít người ngờ đến.
Đa số những người bị u nang tuyến vú có thể không gặp phải những dấu hiệu của bệnh gây ra phiền toái có thể gây ra chú ý. Thỉnh thoảng thì những biểu hiện này thiếu rõ rệt tới mức mà chị em còn không hề biết mình bị u nang cho tới tận khi sờ được khối u hoặc phát hiện khi đi chụp X-quang.
Theo Sherry Ross - một chuyên gia về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và là tác giả của cuốn sách She-ology: The Definitive Guide to Women's Intimate Health. Period cho biết rằng: ở một vài trường hợp sẽ cảm thấy bị ngứa hay đau ngực. U nang tuyến vú là những chỗ mềm và lõm ở phía trên và phía bên ngoài ở cả hai bên vú.
Trong ngực có những túi dịch lỏng cỡ lớn và có thể nhận thấy rõ ràng khi tới chu kỳ. Với một vài chị em cho rằng sự thay đổi màu sắc ở nhũ hoa là bình thường nhưng đừng coi thường dấu hiệu này, hãy để ý đến nhũ hoa của mình và tới gặp bác sĩ ngay lập tức nếu như thấy các biểu hiện này trở nên bất thường và nghiêm trọng hơn.
Không phải lúc nào u nang tuyến vú cũng có những biểu hiện nhận biết được (Ảnh: Internet)
Đặc biệt nếu như một bên vú bị xuất huyết thì lại càng cần phải chú ý hơn vì đây là một trong những triệu chứng của ung thư vú.
Như các bạn đã biết thì chúng ta có thể kiểm tra xem ở tuyến vú có những biểu hiện bất thường hay không, có biểu hiện của u nang tuyến vú hay không nhưng chúng ta không thể kết luận chính xác được mình có bị u nang vú thực sự hay không.
Chúng ta không có phương pháp tự phân biệt tế bào (khối u) ác tính hay khối u lành tính chỉ bằng cảm giác của tay. Do đó cách thức duy nhất để có thể khẳng định chính là tới các cơ sở y tế để thực hiện các bước chẩn đoán chi tiết.
Tới gặp bác sĩ là biện pháp duy nhất để chắc chắn rằng bạn có bị u nang vú hay không (Ảnh: Internet)
Việc chẩn đoán u nang tuyến vú bao gồm các bước: khám lâm sàng tuyến vú, siêu âm ngực và nếu có nghi ngờ thì sinh thiết tế bào tuyến vú là phương pháp cuối cùng để khẳng định chính xác nhất. Ngoài ra thì bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn làm lại kiểm tra một lần nữa vào thời điểm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc để đưa ra kết luận cuối cùng.
Một lần nữa, lời khuyên cho bạn là không cần thiết phải cố tự mình chẩn đoán bệnh bởi lời khuyên từ các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn có những phương hướng phù hợp.
Dù hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra u nang tuyến vú nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng đó là do kinh nguyệt.
Cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm và những mô vú có thể phản ứng với những tác động thay đổi hormone ở bên trong cơ thể. Những yếu tố bên trong có thể kể đến đó là hormone hay chu kỳ kinh nguyệt.
Các thay đổi này có thể làm mô vú xơ cứng. Khi phụ nữ tới chu kỳ kinh nguyệt thì nồng độ hormone bị thay đổi sẽ làm các mô bị kích thích. Hoặc khi phụ nữ đang chuẩn bị cho giai đoạn mang thai hay cho con bú thì các nếp đệm vú cũng có những thay đổi như mở rộng ra hơn và tăng về số lượng.
Kinh nguyệt có thể gây ra u nang tuyến vú (Ảnh: Internet)
Mặt khác thì những tế bào mới được bổ sung này sẽ tự diệt và gây ra viêm khi cơ thể không được thụ thai. Chính quá trình này sẽ khiến cho ngực bị đau, mô vú nhạy cảm hơn và những mô sợi phát triển cùng với các nang nhỏ cũng tích tụ chất lỏng - từ đó gây ra u nang tuyến vú.
Hoặc một vài trường hợp thì những thay đổi về các nang sẽ diễn ra ngay sau thời gian rụng trứng. Các biểu hiện này sẽ rõ ràng hơn vào thời điểm ở trước thời kỳ kinh nguyệt. Đây là lý do mà một vài bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm kiểm tra tuyến vú vào thời gian này.
Một điều lưu ý nữa là các nang này lại hình thành tự nhiên nên chị em không có nhiều cách để có thể ngăn ngừa được hiện tượng này.