Gai cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, còn khá nhiều người có những quan niệm sai lầm về việc điều trị căn bệnh này. Cùng tìm hiểu về những quan niệm sai lầm thường gặp nhất trong điều trị bệnh gai cột sống qua bài viết sau.
Nhiều bệnh nhân cho rằng phẫu thuật loại bỏ được gai cột sống là cách điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả nhất, hoặc phẫu thuật là biện pháp điều trị triệt để, giúp ngăn ngừa gai cột sống tái phát.
Tuy nhiên đây lại là quan niệm sai lầm, bởi gai cột sống hoàn toàn có khả năng quay lại sau phẫu thuật. Thậm chí, các gai đã được loại bỏ còn có nguy cơ mọc lại ngay tại vị trí cũ. Bởi sự hình thành của gai xương chỉ là phản ứng tự nhiên nhằm đối phó với tình trạng viêm của cơ thể.
Phẫu thuật chỉ được khuyến khích trong trường hợp gai cột sống gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Cụ thể là gai xương chèn ép vào tuỷ hoặc dây thần kinh khiến người bệnh tê cứng tay, chân và khó vận động.
Trên thực tế, điều trị bệnh gai cột sống bằng phương pháp bảo tồn mới là phương pháp phổ hiện và hiệu quả. Người bệnh gai cột sống sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm. Các loại thuốc này có tác dụng trong việc kiểm soát và hạn chế các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng là phương pháp điều trị bệnh gai cột sống được nhiều bệnh nhân ưu ái. Bệnh nhân có thể đến các trung tâm vật lý trị liệu và tìm hiểu về các phương pháp sau:
- Kéo dãn cột sống.
- Điều trị bằng sóng ngắn.
- Điều trị bằng siêu âm.
- Kích thích điện.
- Laser.
- Các bài tập vận động trị liệu.
Thừa canxi sinh ra gai xương là quan điểm thường gặp ở nhiều bệnh nhân mắc gai cột sống. Nhiều người tin rằng ngừng bổ sung canxi cho cơ thể sẽ khiến các gai xương ngừng phát triển.
Do đó, rất nhiều bệnh nhân đã loại bỏ các loại thực phẩm giàu canxi ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Thế nhưng chính quan niệm sai lầm này lại khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng thiếu canxi. Thiếu canxi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn kích thích gai xương mọc nhiều hơn.
Vì vậy, người bệnh cần lưu ý bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Canxi có thể được cung cấp qua các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, hải sản… Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa cũng được khuyến khích cho bệnh nhân gai cột sống. Bởi đây đều là những loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và rất dễ hấp thu.
Có rất nhiều quan điểm liên quan đến việc bổ sung muối giúp điều trị bệnh gai cột sống. Họ cho rằng muối sẽ giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.
Tuy nhiên, trên thực tế lượng canxi trong máu không thể tăng lên hay giảm xuống dựa vào tác dụng của muối. Do đó, muối cũng không hề có công dụng trong việc điều trị bệnh gai cột sống. Ngược lại, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh, đặc biệt là chức năng của thận. Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp và phù nề ở người bệnh.
Gai cột sống là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn cần được điều trị đúng cách. Thế nhưng, nhiều người lại có suy nghĩ gai cột sống là căn bệnh không cần hoặc có thể tự điều trị. Do đó, họ thường chủ quan với các cơn đau nhẹ và chỉ đến gặp bác sĩ khi bệnh đã đến giai đoạn nghiêm trọng. Ngoài ra, không ít bệnh nhân lại tự điều trị bệnh gai cột sống tại nhà mà không cần đến chỉ định của bác sĩ.
Thường gặp nhất là việc bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn trong việc tự điều trị bệnh gai cột sống.
Việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Phổ biến nhất là các hiện tượng tích nước gây phù nề, xuất huyết dạ dày, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận… Một số bệnh nhân khác vì muốn giảm đau nhanh mà tiêm thuốc thẳng vào các vị trí đau. Đây cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn, tổn thương tuỷ sống và các biến chứng nguy hiểm khác.
Nghiêm trọng hơn là việc bệnh nhân tự thực hiện các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống chưa được kiểm chứng. Đó có thể là các phương pháp truyền miệng, dân gian hay sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc. Ngoài ra, việc kết hợp các loại thuốc đông, tây y khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ cũng gây ra hiểm hoạ khôn lường.
Sự thiếu hiểu biết trong điều trị bệnh gai cột sống có thể khiến người bệnh trả giá bằng chính sức khoẻ của mình. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Đọc thêm: Nhận biết 5 dấu hiệu gai cột sống thường gặp
Tổng quan về bệnh gai cột sống
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/