Những sai lầm thường gặp khi bổ sung biotin cho cơ thể

Những sai lầm thường gặp khi bổ sung biotin cho cơ thể
Bổ sung đủ lượng biotin cần thiết cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không ít người lại mắc phải các sai lầm cơ bản trong việc bổ sung biotin.

Liều lượng, nguồn và thời gian bổ sung là những vấn đề cần lưu ý nhất khi bổ sung biotin cho cơ thể. Các sai lầm mắc phải khi bỏ qua những vấn đề này có thể gây suy giảm hiệu quả của lượng biotin được bổ sung. Cùng tìm hiểu thêm về những sai lầm phổ biến nhất khi bổ sung biotin trong bài viết sau:

1. Bổ sung biotin quá mức cần thiết

Thiếu hụt biotin có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều biotin cho cơ thể cũng sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng không kém. Mụn nang phát triển dọc theo cằm và xương hàm là một trong những hệ quả của thừa biotin. Điều này xuất phát từ đặc điểm của biotin và cách nó được cơ thể hấp thụ.

Cả biotin và axit pantothenic (vitamin B5) đều được hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa thông qua thụ thể. Vì vậy, khi lượng biotin quá tải, lượng vitamin B5 được hấp thụ cũng sẽ giảm đi. Trong khi đó, vitamin B5 được coi là chất tăng cường cho lớp biểu bì, chống lại mụn trứng cá. Càng ít vitamin B5 tồn tại trong cơ thể thì nguy cơ bị mụn trứng cá cũng sẽ cao hơn.

Tuỳ vào liều lượng bổ sung, biotin có thể gây sai lệch các kết quả xét nghiệm và thí nghiệm. Cụ thể, thừa biotin có thể gây ra tình trạng dương tính hoặc âm tính giả trong các xét nghiệm. Ngoài ra, nó còn gây sai lệch kết quả của một số giá trị trong phòng thí nghiệm. Đặc biệt là thí nghiệm thuốc bổ tim (một dấu hiệu được sử dụng để giúp chẩn đoán cơn đau tim) và nghiên cứu về hormone tuyến giáp.

Vì những lý do trên, việc bổ sung biotin theo đúng nhu cầu cần thiết là cực kì quan trọng. Nhu cầu biotin hàng ngày của mỗi người có thể khác nhau dựa vào giới tính, tuổi và thai kỳ. Lượng biotin tiêu chuẩn sẽ được tính cho cả chế độ ăn uống hàng ngày và dược phẩm bổ sung. Theo khuyến nghị, nhu cầu biotin hàng ngày cho từng độ tuổi có sự khác biệt như sau:

- Từ 1 đến 3 tuổi: 8 mcg.

- Từ 4 đến 8 tuổi: 12 mcg.

- Từ 9 đến 13 tuổi: 20 mcg.

- Từ 14 đến 18 tuổi: 30 mcg.

- Trên 18 tuổi: 30 mcg.

- Phụ nữ đang mang thai: 30 mcg.

- Phụ nữ đang cho con bú: 35 mcg.

2. Thiếu sự cân bằng giữa các nguồn bổ sung biotin

Như đã nói, biotin có thể được cung cấp thông qua các loại thực phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, không ít người lại lạm dụng thuốc bổ sung biotin thay vì các loại thực phẩm giàu biotin. Theo nhiều chuyên gia, bổ sung biotin từ thực phẩm là lựa chọn an toàn và đúng đắn nhất. Bởi biotin trong thực phẩm sẽ giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn so với các loại dược phẩm.

Biotin có nhiều trong những loại thực phẩm như nội tạng động vật, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, sữa, rau quả… Tuy nhiên, biotin ở dạng này thường bị hao hụt và ảnh hưởng bởi tác dụng nhiệt khi chế biến. Do đó, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm này ở dạng thô hoặc ít chế biến nhất.

Một số người có thể gặp khó khăn với việc hấp thụ biotin trong thực phẩm. Do đó, ngoài chế độ ăn uống thì các viên uống bổ sung biotin là lựa chọn cần thiết. Các viên uống này thường được điều chế trong các loại vitamin tổng hợp hoặc thuốc kích thích mọc tóc.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và chọn thương hiệu thuốc uy tín. Ngoài viên uống, những người gặp vấn đề về tóc cũng có thể sử dụng các loại dầu gội và kem xả tóc có chứa thành phần biotin.

3. Thời gian uống thuốc bổ sung biotin không hợp lý

Về nguyên tắc, biotin là một loại vitamin tan trong nước. Do đó, bạn có thể bổ sung biotin vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, dùng thuốc biotin vào buổi tối trước khi đi ngủ lại không được khuyến khích, bởi nó có thể gây ra tình trạng khó ngủ. Cụ thể, chúng sẽ khiến bạn thức giấc giữa đêm và mất nhiều thời gian để trở lại giấc ngủ hơn bình thường.

Vì vậy, thay vì dùng thuốc vào ban đêm, bạn có thể sử dụng thuốc vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Nhưng dù là buổi nào thì bạn cũng nên uống thuốc sau các bữa ăn. Bởi lúc đó, thực phẩm và biotin sẽ biến thành năng lượng để thúc đẩy cho hệ miễn dịch.

>>> Xem thêm:  Biotin là gì?

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tránh được các sai lầm phổ biến trong việc bổ sung biotin. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.


Tác giả: Thùy Dung