Những sai lầm cần tránh khi bổ sung natri cho cơ thể

Những sai lầm cần tránh khi bổ sung natri cho cơ thể
Thiếu natri gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Nhưng thừa natri cũng có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do vậy, mọi người cần hết sức chú ý khi bổ sung natri để tránh những sai lầm không đáng có.

1. Không hiểu rõ natri

1.1. Natri không phải là muối

Chúng ta thường mặc định bổ sung natri là bổ sung thêm muối ăn. Điều này không hoàn toàn đúng. Muối ăn có nhiều dạng, muối ăn mà chúng ta thường sử dụng chính là hợp chất NaCl. Nó chứa 40% Natri và 60% Clorua. Như vậy, lượng natri được bổ sung qua muối ăn thường là:

- 1/4 muỗng cà phê muối = 575 mg natri

- 1/2 muỗng cà phê muối = 1.150 mg natri

- 3/4 muỗng cà phê muối = 1,725 mg natri

- 1 muỗng cà phê muối = 2.300 mg natri

Như vậy, theo khuyến cáo, thì mỗi ngày chúng ta ăn khoảng 1 muỗng cà phê muối ăn là đã đủ cung cấp lượng natri cần thiết cho cơ thể. Đối với những đối tượng đặc biệt như hay đổ mồ hôi, tăng bài tiết, bị bệnh tiêu hóa,.. thì có thể bổ sung natri nhiều hơn.

1.2. Các dạng tồn tại của natri

Để kiểm soát lượng natri bổ sung vào cơ thể, chúng ta thường đọc thành phần trên nhãn dinh dưỡng của các gói thực phẩm. Tuy nhiên, natri có thể tồn tại ở một số dạng hợp chất mà bạn không nhận ra. Điều này có thể khiến bạn bổ sung natri vượt quá nhu cầu của cơ thể.

Dưới đây là một số ví dụ về các thành phần có chứa natri mà bạn thường gặp trên các nhãn thực phẩm:

- Disodium guanylate (GMP)

- Disodium inosinate (IMP)

- Hoa muối

- Đá muối hồng Himalaya

- Muối kosher

- Bột ngọt (bột ngọt)

- Đá muối

- Muối

- Muối biển

- Natri bicarbonate

- Natri nitrat

- Natri citrat

- Natri clorua

- Diacetate natri

- Natri erythorbate

- Glutamate natri

- Natri Lactat

- Natri lauryl Sulfate

- Sodium metabisulfite

- Natri photphat

- Trisodium phosphate.

2. Chọn sai thực phẩm bổ sung natri

Cách bổ sung natri an toàn và hiệu quả nhất chính là qua thực phẩm. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, được bác sĩ chỉ định, thì bệnh nhân mới phải áp dụng các phương pháp bổ sung natri khác như uống bù điện giải, tiêm natri qua đường tĩnh mạch,...

Mọi người thường nhầm lẫn thực phẩm giàu natri là những thực phẩm có vị mặn. Điều này không đúng. Có những thực phẩm không có vị mặn nhưng rất giàu natri như thịt gia cầm, hải sản, cá, trứng, sữa, phomat, rau cần tây, rau bina, củ cải trắng, cà rốt, táo, việt quất,.... Đây là những thực phẩm bổ sung natri lành mạnh.

Cũng vì nhầm lẫn thực phẩm giàu natri là những thực phẩm có vị mặn nên khi muốn bổ sung natri, nhiều người có xu hướng chọn những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. Đúng là chúng giàu natri, vì chứng chứa nhiều muối. Nhà sản xuất đã thêm lượng cao muối để tăng hương vị và giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn. Nhưng bổ sung natri qua những thực phẩm này có thể gây hại về lâu dài. Hãy ưu tiên những thực phẩm tươi sống.

3. Hiểu lầm về natri trong các loại gia vị

Khi được chỉ định bổ sung thêm natri, mọi người thường nghĩ ngay đến tăng hàm lượng muối, mà không biết rằng, natri cũng tồn tại trong rất nhiều loại gia vị hấp dẫn khác:

- Mù tạt (1 muỗng cà phê): 55 mg

- Gia vị ngọt (1 muỗng canh): 122 mg

- Sốt cà chua (1 muỗng canh): 170 mg

- Sốt mayonnaise (1 muỗng canh): 105 mg

- Sốt thịt nướng (1 muỗng canh): 130 miligam

- Sốt Teriyaki (1 muỗng canh): 690 miligam

- Nước tương (1 muỗng canh): 1.024 miligam.

Như vậy, không nhất thiết phải sử dụng muối ăn, bạn có thể sử dụng nhiều loại gia vị khác giúp cho món ăn của bạn thơm ngon hơn, mà vẫn bổ sung đủ natri cho cơ thể.

Vì tăng khẩu phẩn natri có liên quan đến nguy cơ cao huyết áp, suy tim, đột quỵ,... và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Nên việc bổ sung natri cần hết sức thận trọng. Mọi người cần nắm rõ lượng natri tồn tại trong các loại thực phẩm. Nếu nghi ngờ bản thân cần bổ sung natri, hoặc băn khoăn về chế độ ăn thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Nguồn dịch: https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/eat-smart/sodium/sodium-sources


Tác giả: Mai Nhung