Khi tim đập đều đặn sẽ tạp ra 1 lực đẩy lên thành mạch máu, bơm máu đi khắp cơ thể. Trong trạng thái bình thường, tim đập đều đặn, mạch máu mềm dẻo và co giãn đàn hồi giúp máu lưu thông hiệu quả. Cao huyết áp là tình trạng máu gây áp lực quá mạnh lên các mạch máu. Vì huyết áp có thể thay đổi liên tục trong ngày tùy vào các hoạt động. Mà mọi người thường có quan niệm sai lầm về cao huyết áp là vấn đề không nghiêm trọng.
Trên thực tế, bệnh cao huyết áp sẽ làm tổn thương đến tim, thận và các mạch máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh tim và đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng. Các bác sĩ còn coi cao huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng". Vì bệnh gần như không có triệu chứng gì cho đến khi trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát. Do đó, hãy thường xuyên thăm khám tại bệnh viện hoặc đo huyết áp tại nhà để phát hiện vấn đề sớm nhất.
Nếu như bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị cao huyết áp như: tiền sử gia đình có người thân bị cao huyết áp, tuổi trên 64,.... thì rất khó khăn để phòng tránh căn bệnh này. Tuy nhiên chỉ là khó khăn chứ không phải là không thể. Nếu bạn luôn có suy nghĩ bi quan và giữ quan niệm sai lầm về cao huyết áp là không thể phòng tránh thì bạn đang đẩy mình đến gần bệnh tật hơn.
Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp chủ yếu liên quan đến lối sống. Do đó, chỉ cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, bạn đã có thể phòng tránh cao huyết áp dễ dàng. Một số điểm chính cần chú ý là:
- Ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng ở mức an toàn.
- Giới hạn lượng muối ăn hàng ngày. Hạn chế đồ uống có cồn.
- Không hút thuốc lá.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.
Một số bệnh nhân thường tự đánh giá mức độ bệnh của mình qua các triệu chứng mà không đo kiểm tra huyết áp định kỳ. Thậm chí một số người còn chỉ uống thuốc khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, tức ngực, tê bì chân tay,..... với quan niệm sai lầm về cao huyết áp là không muốn phụ thuộc thuốc.
Đây là quan niệm sai lầm về cao huyết áp rất nguy hiểm. Bởi chứng cao huyết áp tiến triển khá thầm lặng. Mức độ bệnh cũng không tỉ lệ thuận với triệu chứng. Các biểu hiện cũng thường nhẹ và thoáng qua. Tình trạng bệnh cần được đánh giá bởi bác sĩ, qua nhiều bước thăm khám và theo dõi định kỳ. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Cao huyết áp thường gặp nhất ở người già. Nó liên quan đến vấn đề lão hóa nên tuổi càng cao huyết áp càng tăng. Tuy nhiên đây không phải là hiện tượng bình thường, mà là bệnh lý nghiêm trọng. Mặt khác, ở người già, bệnh cao huyết áp rất dễ bị biến chứng nguy hiểm. Do đó, mọi người cần gạt bỏ quan niệm sai lầm về cao huyết áp ở người cao tuổi để chú trọng điều trị, phòng ngừa các biến chứng về tim và mạch máu não.
Rất nhiều người có quan niệm sai lầm về cao huyết áp là bệnh nan y, không thể chữa khỏi. Nếu bị bệnh thì phải uống thuốc suốt đời để giữ huyết áp ở mức an toàn. Trên thực tế, nếu bạn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, có kế hoạch kiểm soát bệnh toàn diện thì bạn có thể điều trị cao huyết áp thành công. Bệnh càng nhẹ thì tỉ lệ thành công càng cao.
Trái ngược hoàn toàn với quan niệm sai lầm về cao huyết áp ở trên. Có khá nhiều người còn coi nhẹ bệnh cao huyết áp, nghĩ rằng nó là vấn đề sức khỏe có thể tự khắc phục.
Đúng là với tình trạng nhẹ, mới chớm phát thì bệnh có thể được kiểm soát mà chưa cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần phải tuân thủ theo chương trình kiểm soát bệnh khá khắt khe về chế độ sinh hoạt và ăn uống. Nếu không, bệnh rất nhanh chóng tiến triển nghiêm trọng hơn.
Đối với tình trạng nặng, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Thăm khám định kỳ để nắm bắt và kiểm soát bệnh, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.