Những quan niệm sai lầm trong điều trị ung thư máu

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những quan niệm sai lầm trong điều trị ung thư máu
Ung thư máu là căn bệnh ác tính về máu có mức độ nguy hiểm rất cao. Để kiểm soát tình trạng bệnh, điều trị ung thư máu đúng là điều quan trọng. Tuy nhiên phần đông bệnh nhân và người nhà chưa có cái nhìn thực sự đầy đủ về điều trị ung thư máu vì thế dễ có một số quan điểm sai lầm về điều trị.

Ung thư máu là bệnh lý ác tính về máu đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức của các tế bào miễn dịch trong cơ thể hoặc rối loạn sự biệt hóa các tế bào này.

Hiện nay người ta có thể điều trị ung thư máu bằng nhiều phương pháp khác nhau như hóa trị, xạ trị, ghép tế bào mầm, liệu pháp miễn dịch tự thân,... cho thấy hiệu quả điều trị rất khả quan. Tuy nhiên, phần đông bệnh nhân và người nhà vẫn chưa thực sự hiểu về điều trị ung thư máu dẫn đến một số quan niệm sai lầm về điều trị ung thư máu.

Dưới đây là những quan niệm sai lầm có thể mắc phải về điều trị ung thư máu mà người bệnh và người nhà cần phải lưu ý:

1. Cần điều trị ung thư máu ngay lập tức khi phát hiện bệnh

Trên thực tế, trên 95% bệnh nhân ung thư máu dòng bạch cầu cấp cần được điều trị ngay lập tức sau khi được chẩn đoán, bởi đây là giai đoạn tiến triển nhanh, cấp tính của ung thư. Ngoài ra, phần đông số bệnh nhân mắc bệnh bệnh bạch cầu mãn tính cũng sẽ được cho sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư máu hằng ngày sau khi được chẩn đoán xác định để kiểm soát bệnh.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc thể u bạch huyết cần được điều trị ngay lập tức sau khi được chẩn đoán. Còn phần lớn bệnh nhân khác sẽ được "theo dõi và chờ đợi", điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ chỉ được chỉ định điều trị ung thư máu khi thực sự cần thiết.

Vì thế có thể thấy rằng, điều trị ung thư máu không nhất thiết cần được diễn ra ngay lập tức sau khi phát hiện bệnh. Tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra chỉ định điều trị ung thư máu khi cần thiết.

2. Bệnh nhân ung thư máu sẽ bị rụng tóc khi điều trị

Hiện nay, hóa trị là phương pháp điều trị đầu tay và được dùng phổ biến nhất để điều trị ung thư máu. Những tác dụng phụ do hóa trị điều trị ung thư máu gây nên có thể tác động lên các cấu trúc da, lông, tóc và gây rụng tóc trên một bệnh nhân.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả bệnh nhân sau khi hóa trị sẽ bị rụng tóc, bởi sự thể hiện tác dụng phụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại thuốc, hàm lượng sử dụng, sự đáp ứng của cơ thể, cơ địa,... và đây là điều không thể dự đoán chắc chắn.

Như đã nói ở phần trên, các bệnh nhân ung thư máu dòng bạch cầu mãn tính được kiểm soát bệnh bằng thuốc hằng ngày, tuy nhiên loại thuốc sử dụng này không gây nên sự rụng tóc trên bệnh nhân.

3. Ung thư máu không thể điều trị được

Rất nhiều bệnh nhân đã thực sự tuyệt vọng khi bản thân mắc ung thư máu và suy nghĩ rằng bệnh ung thư máu là bệnh không thể điều trị được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ung thư máu hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được điều trị tích cực và đúng phương pháp. Chẳng hạn đối với các trẻ em dưới 14 tuổi mắc ung thư máu thể bạch cầu cấp có tỉ lệ điều trị thành công lên đến 90%.

4. Ung thư máu có thể chữa khỏi hoàn toàn

Nếu bạn cho rằng, ung thư máu có thể chữa khỏi hoàn toàn thì đây sẽ là một quan niệm sai lầm. Bởi chúng ta có thể điều trị bệnh, kiểm soát bệnh nhưng sẽ không thể làm bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh vẫn có khả năng quay lại sau điều trị kể cả khi tất cả các thông số về máu đều đã ở mức bình thường.

Thậm chí, có đế 2/3 số bệnh nhân mắc ung thư máu ở lứa tuổi trên 65 tuổi thậm chí còn không thể tiếp nhận điều trị một cách tích cực để kiểm soát bệnh vì lý do sức khỏe.

Trên đây là một số quan điểm sai lầm thường gặp về điều trị ung thư máu mà bệnh nhân và người nhà nên biết. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần thăm khám, điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên môn đồng thời tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ điều trị đề ra.

Nguồn dịch: https://www.leukaemiacare.org.uk/support-and-information/information-about-blood-cancer/blood-cancer-information/leukaemia-myths/


Tác giả: QN