Những phương pháp 'làm sạch' mạch máu: người già hay người trẻ đều cần biết

Những phương pháp 'làm sạch' mạch máu: người già hay người trẻ đều cần biết
Mạch máu thông suốt sẽ làm tăng tuổi thọ, giúp sức khỏe tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về những phương pháp 'làm sạch' mạch máu ai cũng cần biết

Trong Đông y có câu: "Tuổi của mạch máu quyết định tuổi thọ của con người". điều này đã cho thấy mạch máu rất quan trọng trong việc giúp con người duy trì sự sống. Bởi nếu mạch máu bị tắc khiến khí huyết không thể lưu thông thì sẽ làm xuất hiện những bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Bài viết dưới đây được chuyên gia Lưu Nạp, chuyên gia giáo dục sức khỏe thuộc Hội Y tế Kỹ thuật Giáo dục Trung Quốc chia sẻ những phương pháp 'làm sạch' mạch máu hiệu quả.

Những phương pháp 'làm sạch' mạch máu hiệu quả:

1. Bổ sung đủ chất xơ nhằm khống chế huyết áp và điều chỉnh chỉ số mỡ máu

Chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol huyết tương. Chính vì vậy, bổ sung chất xơ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm và mạch máu não như bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch....

Theo chuyên gia, mỗi người lớn trung bình nên tiêu thụ khoảng 25g chất xơ mỗi ngày. Bạn có thể tìm kiếm chất này trong các thực phẩm như đậu bắp, cam vỏ vàng, táo, lê, các thực phẩm họ đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng,...), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mỳ, lúa mạch,...), các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, óc chó,...).

Ảnh 2.

Mỗi người trưởng thành nên duy trì thói quen bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày (Nguồn: internet).

Để duy trì ăn 25g chất xơ/ngày, bạn có thể thực hiện theo phương pháp ăn 100g ngũ cốc thô trộn với 200g ngũ cốc tinh mịn sẽ thu được 6g chất xơ, hoặc 500g rau cải chứa khoảng 10g chất xơ, 250g trái cây có chứa 5g chất xơ, 50g đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành có thể thêm khoảng 7g chất xơ. Tổng hợp tất cả các loại thực phẩm ở trên bạn sẽ đạt được 28g chất xơ.

2. Bổ sung chất Phospho-lipid: Phòng ngừa xơ cứng động mạch

Phospho-liqid là một trong những thành phần của lipo- protein, chất có tác dụng thúc đẩy quá trình vận chuyển và chuyển hóa cholesterol, ngăn chặn sự lắng đọng của cholesterol trong thành mạch máu. 

Với một người trưởng thành có sức khỏe bình thường, nên bổ sung khoảng 6-8g phosphi-lipid mỗi ngày, có thể dùng một lần hoặc nhiều lần trong ngày. Nếu để chăm sóc sức khỏe, bạn có thể tăng lượng phospho-lipid lên khoảng 15-25g. 

Vậy phospho-lipid có trong những loại thực phẩm nào? Bạn có thể tìm được chất này trong lòng đỏ trứng gà, hạt đậu nàng, thịt nạc, gan động vật và các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạt mè,...

3. Bổ sung Vitamin C: Hỗ trợ chống oxy hóa

Ảnh 3.

Vitamin C rất tốt trong làm giảm dấu hiệu xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác (Nguồn: internet).

Vitamin C là một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, loại bỏ một số các gốc tự do và các oxy phản ứng, giúp phòng và ngăn chặn hiện tượng oxy háo mạch máu, giúp làm giảm dấu hiệu xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.

Cũng bởi những tác dụng tuyệt diệu cho sức khỏe như vậy, nên các chuyên gia thường khuyên mọi người nên tăng cường bổ sung vitamin C trong các bữa ăn hằng ngày. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại trái cây tươi họ cam quýt, có vị chua và rau củ như cải xanh, súp lơ, bắp cải, táo gai, táo tàu, kiwi…

4. Bổ sung Kali: Thuốc chống cao huyết áp tự nhiên

Một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp điều chỉnh huyết áp do thói quen ăn quá nhiều muối. Kali sau khi vào trong cơ thể sẽ làm giãn nở các mạch máu, dẫn tới giảm huyết áp, điều chỉnh huyết áp về mức thấp hơn; đồng thời, tăng bài tiết natri niệu. Do đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ.

Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người nên sử dụng 3500mg kali mỗi ngày. Nguồn cung cấp kali tốt nhất là rau lá xanh, rong biển, khoai tây, đậu, trái cây, nấm, mộc nhĩ, nho khô, sò điệp,... Trên đây là những phương pháp 'làm sạch' mạch máu, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiếm thức để bảo vệ bản thân và gia đình của mình. 

Tác giả: DNA