Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây nên các bệnh lý đau dạ dày (Ảnh: Internet)
Helicobacter pylori (Hp hay vi khuẩn Hp), do hai bác sỹ người Úc là Warren J.R và Marshall B.J phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1982 đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm về bệnh học và điều trị các bệnh lý dạ dày. Trước đây, nguyên nhân gây các bệnh Viêm dạ dày tá tràng, Loét dạ dày tá tràng được cho rằng gây ra bởi stress tâm lý, chế độ ăn uống, tăng acid dạ dày cho nên việc điều trị bệnh cũng tập trung vào giải quyết các nguyên nhân trên. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra vi khuẩn Hp, các bệnh Viêm dạ dày tá tràng cấp và mạn tính, Loét dạ dày tá tràng được coi như là bệnh nhiễm khuẩn Hp và cần phải điều trị vi khuẩn Hp để chữa bệnh. Vi khuẩn Hp cũng được coi là tác nhân chính gây Ung thư dạ dày (tác nhân nhóm 1, theo WHO).
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% dân số trên thế giới nhiễm khuẩn Hp, trong đó tỷ lệ nhiễm tại các nước đang phát triển lên tới 70-80%.
Tại Việt nam, các kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ nhiễm Hp khoảng 80% dân số. Một nghiên cứu kiểm tra bệnh nhân đến nội soi dạ dày tại Hà Nội và TP HCM phát hiện thấy có tới 65,6% dương tính với vi khuẩn Hp. Đặc biệt 100% bệnh nhân dương tính đều bị viêm dạ dày mạn tính.
Trẻ nhỏ cũng bị nhiễm Hp, xuất hiện ở cả 1-2 tuổi. Tỷ lệ này đang ngày một gia tăng, khiến số lượng trẻ em nhập viện vì bệnh dạ dày cũng tăng lên nhanh chóng. Nghiên cứu tại khoa Nhi - Đại học Y Hà Nội cho thấy 34% trẻ em (tuổi từ 6 tháng đến 15 tuổi) nhập viện dương tính với vi khuẩn Hp. Nghiên cứu cũng cho thấy vi khuẩn Hp có thể lây trực tiếp từ mẹ sang con. Theo dõi 136 trẻ em đã được điều trị diệt Hp thành công tại Bệnh viện Nhi Trung Ương thấy 30 em bị tái nhiễm trong vòng 1 năm. Điều này có nghĩa là sau khi đã tiệt trừ được vi khuẩn Hp, trẻ vẫn rất dễ bị tái nhiễm vi khuẩn Hp.
Dùng kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp quá nhiều khiến tình trạng kháng thuốc gia tăng (Ảnh: Internet)
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay sử dụng 2 loại kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên tỷ lệ Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng ở các nước khiến hiệu quả điều trị bằng kháng sinh bị hạn chế. Tại nước ta tỷ lệ kháng thuốc đối với các kháng sinh thường dùng khá cao như kháng amoxicillin 0-43,6%, clarithromycin 21,43%-57%, metronidazole 44,1-95,5%, levofloxacin 18,4-25,5%, tetracyclin 5,8-23,5%. Một số chủng vi khuẩn Hp kháng nhiều loại kháng sinh cùng lúc. Chính vì vậy hiệu quả tiệt trừ Hp của phác đồ chuẩn tại Việt Nam đã giảm từ 91,7% ( năm 2003) xuống còn 62,5% (năm 2010).
Do điều trị vi khuẩn Hp với kháng sinh bị thất bại nhiều nên các nhà khoa học đã tìm kiếm các phương pháp điều trị không sử dụng kháng sinh như sử dụng probiotics, dịch chiết từ cây cỏ, tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế. Gần đây việc sử dụng kháng thể từ lòng đỏ trứng gà (IgY) có thể thay thế cho kháng sinh hỗ trợ dự phòng và điều trị vi khuẩn Hp ở người đã đạt được nhiều thành công mang tính đột phá và nhận được sự quan tâm từ các nhà khoa học tại Nhật Bản và trên thế giới.
Vi khuẩn Hp có thể sống sót và tăng trưởng tốt trong môi trường acid dạ dày vì vi khuẩn này sản xuất được một loại enzyme gọi là Urease tích lũy trên bề mặt vi khuẩn. Enzyme này giúp phân hủy Urea trong dạ dày thành amoniac và acid carbonic và làm tăng pH tại chỗ khiến cho vi khuẩn có thể sống sót và tăng trưởng. Bên cạnh đó Urease còn giúp vi khuẩn Hp bám vào lớp niêm mạc dạ dày.
Ngày càng nhiều biện pháp điều trị vi khuẩn Hp mới được phát hiện (Ảnh: Internet)
Người ta cũng nhận thấy, Urease là protein nổi trội nhất của vi khuẩn Hp, chiếm tới 15% thành phần vách tế bào vi khuẩn. Do Urease có vai trò sống còn với vi khuẩn Hp nên Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu (Nhật bản) đã sử dụng enzyme này làm kháng nguyên để sản xuất kháng thể IgY (Ovalgen HP) và sử dụng hỗ trợ kiểm soát nhiễm Hp. Cơ chế tác động của OvalgenHP lên vi khuẩn Hp trong dạ dày:
- Ức chế Urease, khiến vi khuẩn Hp không phân hủy được Urea trong dạ dày.
- Cản trở vi khuẩn Hp bám vào màng nhầy và niêm mạc dạ dày.
- Ngưng kết vi khuẩn Hp, tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch tấn công và tiêu diệt.
- Gây tổn thương cấu trúc tế bào vi khuẩn khiến cho Hp nhạy cảm với thuốc hơn.