Viêm da tiếp xúc ngày càng trở thành một căn bệnh phổ biến và có xu hướng tăng do việc sử dụng hóa chất trong sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí bạn có thể tự chữa bệnh tại nhà, tuy nhiên viêm da tiếp xúc lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy bứt rứt, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc, từ tây y đến phương pháp dân gian đều mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên điều trị viêm da tiếp xúc cần chú ý những gì, chăm sóc ra sao, dinh dưỡng như thế nào...Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp những câu hỏi trên.
Theo BS Nguyễn Như Nguyệt - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội, trước khi thực hiện điều trị, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với chất kích thích hoặc dị ứng.
Thông thường, bệnh viêm da tiếp xúc có khả năng tự khỏi trong 2-4 tuần trong trường hợp loại bỏ các nguyên nhân gây viêm da. Tuy nhiên, viêm da tiếp xúc có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu như không điều trị dứt điểm và đúng cách.
Điều trị viêm da tiếp xúc không khó khăn nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy vào cơ địa của từng người mà việc điều trị có thể khác nhau, tuy nhiên bạn có thể căn cứ vào 3 cấp độ tương ứng với thuốc chữa như sau:
- Dùng corticosteroide chống viêm, phù nề đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống liều trung bình và giảm dần trong thời gian ngắn khoảng 2-3 tuần.
- Kết hợp với dùng thuốc chứa corticosteroide dạng gel hoặc hồ nước cho đến khi vết thương khô. Nếu tổn thương tiết dịch nhiều có thể tắm, rửa bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000 để làm săn da. Giai đoạn thương tổn khô có thể tiến hành bôi dạng kem corticosteroide.
- Thuốc chống ngứa: Dùng 1 hoặc 2 loại kháng histamin đường uống.
Dùng corticosteroide chống viêm, phù nề đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống liều trung bình và giảm dần trong thời gian ngắn khoảng 2-3 tuần. (Ảnh minh họa, nguồn: Báo mới)
- Kháng sinh: Thuốc kháng sinh dùng bôi tại chỗ, uống hoặc tiêm nếu có nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nặng.
- Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kem nếu không có chống chỉ định.
- Dùng corticosteroide đường uống (hoặc không) tùy vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp với corticosteroide dạng kem (mỡ) bôi tại chỗ.
- Chống ngứa bằng thuốc kháng histamin đường uống thế hệ 1 hoặc 2.
- Bổ sung các loại vitamin A, E, C kẽm nếu không có chống chỉ định.
- Chống ngứa bằng kháng histamin
- Dùng mỡ corticosteroide nồng độ trung bình kết hợp với salisic 5% bôi tại chỗ.
- Khi tổn thương khô nên dùng xen kẽ mỡ corticosteroid với sản phẩm làm mềm da như ure E, AHA...
- Kết hợp uống vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh thường gặp, những người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ nhạy cảm hơn, chủ yếu là do những tác nhân như mỹ phẩm và ánh nắng mặt trời, côn trùng... gây kích ứng da.
Hiện nay, tình trạng dị ứng do tiếp xúc với mỹ phẩm ngày càng có xu hướng tăng nhanh do nhiều người lạm dụng mỹ phẩm để làm đẹp, mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Sau đây là 3 cách chữa viêm da tiếp xúc thường gặp:
- Viêm da tiếp xúc với ánh nắng: Đắp gạc lạnh với nước muối sinh lý (bicarbonat, aluminum subacetat), tiếp theo dùng hồ nước hoặc dung dịch bột để thấm dịch. Nếu trường hợp bị đau và sốt khi bị bỏng nắng cấp có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid như aspirin, acetaminophen...Nếu nhạy cảm nhiều với ánh nắng có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin.
Nếu nhạy cảm nhiều với ánh nắng có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin. (Ảnh: Internet)
- Viêm da tiếp xúc dị ứng mỹ phẩm: Khi bị dị ứng với mỹ phẩm, mẩn ngứa...bạn nên dừng sử dụng và rửa lại bằng nước sạch cho hết mỹ phẩm dính trên da. Với trường hợp nặng cần bôi các thuốc chứa corticoid ngắn ngày, uống các thuốc kháng dị ứng và vitamin C liều cao theo chỉ định của bác sĩ.
- Viêm da tiếp xúc do côn trùng (kiến ba khoang): Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là hiện tượng thường gặp ở nước ta, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi có biểu hiện bệnh nhân rửa nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày. Nếu thương tổn có biểu hiện phù nề, chảy nước cần bôi hoặc đắp các dung dịch nước muối 0,9%, dalibour, eryfluid...Khi tổn thương khô có thể bôi các thuốc chứa kháng sinh và cortison.
Trong trường hợp bệnh nặng, có nguy cơ nhiễm trùng, cần phải làm theo sự chỉ dẫn và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mặc dù viêm da tiếp xúc là căn bệnh có thể tự điều trị mà không cần đi khám hay sử dụng kháng sinh (trong trường hợp bị nhẹ). Tuy nhiên cũng chỉ vì lý do có thể tự điều trị mà nhiều người không mua thuốc bôi hoặc không đủ chuyên môn để chẩn đoán bệnh, tự ý mua thuốc sai liều lượng và không đúng cách có thể khiến bệnh nặng hơn và khó chữa hơn. Thậm chí nếu chữa viêm da tiếp xúc sai cách có thể khiến vùng da bị tổn thương nhiễm trùng và biến chứng phức tạp, lan rộng toàn thân.
Nếu chữa viêm da tiếp xúc sai cách có thể khiến vùng da bị tổn thương nhiễm trùng và biến chứng phức tạp, lan rộng toàn thân. (Ảnh: Kênh 14)
Bệnh viêm da tiếp xúc có biểu hiện gần giống với bệnh zona thần kinh do đó, nhiều nhà thuốc/ quầy thuốc dùng thuốc điều trị sau, không cần thiết cũng dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc thậm chí là gây những biến chứng nguy hiểm như mưng mủ, hoại tử...
Có rất nhiều phương pháp chữa viêm da tiếp xúc, ngoài Tây y thì bệnh nhân có thể tìm đến các bài thuốc dân gian như lá trầu không, lá khế, khoai tây để làm mát, ức chế và diệt vi khuẩn bị viêm da tiếp xúc. Lá ổi, lá trầu khi bị bội nhiễm chảy nước vàng. Tuy nhiên, chuyên gia da liễu cũng nhấn mạnh rằng, không nên sử dụng các phương pháp dân gian vì chưa được chứng minh có hiệu quả hay không, thậm chí nếu dùng sai cách, nguy cơ nhiễm trùng ngược vào da còn khiến bệnh khó điều trị hơn.
Nếu điều trị đúng cách, phát hiện chính xác nguyên nhân thì bệnh có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài và nguy cơ trở thành mạn tính, tái đi tái lại.
Lời khuyên trong điều trị viêm da tiếp xúc?
Để có thể kiểm soát triệu chứng của viêm da tiếp xúc, đặc biệt ở những người bị viêm da tiếp xúc mạn tính cần lưu ý:
Những người có cơ địa dị ứng sẵn nên xác định được các chất gây kích ứng, hạn chế tiếp xúc để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên tắc trong điều trị viêm da tiếp xúc là hạn chế sử dụng hóa chất, bột giặt, xà phòng... (Ảnh: Internet)
Hạn chế tiếp xúc da tay trực tiếp với xà phòng, bột giặt...Sử dụng găng tay và lựa chọn các loại xà phòng dịu nhẹ, an toàn, lành tính, có chiết xuất từ tự nhiên. Sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp làm mềm da nếu viêm da nhẹ.
Trước khi sử dụng mỹ phẩm, bạn nên thoa một lượng nhỏ vào tay để kiểm tra mức độ phản ứng. Dừng sử dụng mỹ phẩm nếu như da mẩn ngứa, nổi đỏ, sưng tấy hoặc nổi mụn... Tạo thói quen mắc màn trước khi ngủ, tránh tiếp xúc với côn trùng, vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.