Những nguyên tắc cần nhớ về tiêm chủng cho trẻ trong giai đoạn này có vai trò chuẩn bị trẻ tốt nhất để đảm bảo an toàn trong tiêm và sau tiêm cho trẻ. Do vậy, thực hiện tốt sự chuẩn bị trước tiêm có ý nghĩa tiền đề cho một cuộc tiêm chủng thành công.
- Nắm rõ và thông báo đầy đủ tình hình sức khỏe của trẻ: Cha mẹ khi đưa con đi tiêm chủng cần nắm rõ và khai báo về tình trạng sức khỏe của trẻ với cán bộ tiêm chủng, chẳng hạn như trẻ đang sốt, trẻ đi ngoài, trẻ mắc các bệnh mãn tính (bệnh hen, bệnh tim), trẻ đang bị viêm nhiễm,... để có quyết định tiêm hay hoãn tiêm phù hợp.
- Mang theo sổ tiêm chủng: Các loại giấy tờ liên quan đến tiêm chủng của trẻ, đặc biệt là số tiêm chủng cần được mang theo khi cho trẻ tiêm chủng. Điều này sẽ thuận lợi cho tra cứu, phát hiện và bổ sung các mũi tiêm cho trẻ nếu bị thiếu,...
- Trẻ nên được cho ăn đầy đủ trước khi tiêm, nhưng không nên ăn quá no. Bên cạnh đó phải đảm bảo vệ sinh cơ thể trẻ để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến trang phục của trẻ pahri ấm (vào mùa đông), mát (vào mùa hè),.... dễ thông khí, dễ mặc và dễ cởi.
- Các tiền sử sử dụng thuốc và các tiền sử dị ứng của trẻ cần được khai báo đầy đủ. Đặc biệt là những thuốc dùng kéo dài trên 2 tuần và tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.
- Trẻ cần được thăm khám tình trạng sức khỏe thực tế tại địa điểm tiêm chủng bởi bác sĩ có chuyên môn ngay trước khi tiêm.
Trong khi tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số nguyên tắc bao gồm:
- Cần phản phối hợp tốt với bác sĩ tiêm phòng, động viên bé và giữ bé ở tư thế đã được bác sĩ hướng dẫn để các thao tác tiêm được thực hiện đúng và dễ dàng nhất.
- Nếu phải tiêm phòng nhiều bệnh cùng lúc thì nên sử dụng các loại vacxin phối hợp (3 trong 1, 5 trong 1, 6 trong), không nên sử dụng nhiễu mũi vacxin đơn độc cùng lúc. Điều này khiến việc theo dõi phản ứng của vacxin sau tiêm rất khó khăn.
- Bên cạnh đó, các thao tác tiêm chủng cho trẻ của nhân viên y tế cũng phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn như xác nhận lại danh tính trẻ ngay trước khi tiêm, chỉ sử dụng bơm kim tiêm mới bóc trong giấy bảo quản, thao tác pha hoặc lấy vacxin đúng kỹ thuật, sát khuẩn vùng tiêm trước và sau khi tiêm,... Cha mẹ cũng nên theo dõi các thao tác của bác sĩ, nếu phát hiện các thao tác không an toàn thì cần phải yêu cầu bác sĩ dừng lại.
Giai đoạn sau tiêm có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm chủng thông thường hoặc nặng. Do vậy, lưu ý một số nguyên tắc cần nhớ khi tiêm chủng cho trẻ trong giai đoạn này cũng có ý nghĩa rất quan trọng.
- Sau tiêm chủng cho trẻ chưa nên đưa trẻ ra về ngay mà cần để trẻ được theo dõi trực tiếp tại cơ sở y tế trong vòng ít nhất 30 phút để phát hiện các phản ứng sớm sau tiêm nếu có, và theo dõi cần được tiếp tục thực hiện tại nhà ít trong ít nhất 24 giờ sau tiêm.
- Tuyệt đối không được tự ý đắp lá, đắp thuốc hay bất cứ gì lên vết tiêm của trẻ.
- Theo dõi đầy đủ, thường xuyên tình trạng của trẻ về nhiệt độ, nhịp thở, màu da, trạng thái tinh thần, quấy khóc,... để phát hiện kịp thời các vấn đề phản ứng sau tiêm.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt, hoặc thuốc giảm đau có thể được sử dụng trong một số trường hợp nhưng cần phải sử dụng dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ.
- Sau tiêm chủng cho trẻ, nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường nặng như sốt cao liên tục trên 3 giờ, quấy khóc liên tục trên 3 giờ, ly bì, vật vã, khó thở, khò khè, phù, tim đập nhanh, co giật,... thì nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Trên đây là một số nguyên tắc cần nhớ về tiêm chủng cho trẻ tương ứng với từng giai đoạn mà cha mẹ cần lưu ý. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có các thắc mắc về tiêm chủng để được giải đáp chính xác và cụ thể nhất.