Chất xơ là một loại carbonhydrate có trong màng tế bào của các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật mà chúng ta sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Trên thực tế, cơ thể chúng ta không thể sử dụng chất xơ để sản sinh năng lượng cho hoạt động sống vì không có các loại enzym ly giải, chuyển hóa chất xơ. Nhưng chúng ta vẫn cần bổ sung chất xơ đều đặn cho cơ thể hằng ngày.
Bởi mặc dù chất xơ không cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể, nhưng nó lại đóng nhiều vai trò khác nhau đối với sức khỏe, hệ tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Các vai trò của chất xơ đối với cơ thể có thể kể đến như kiểm soát tốc độ tiêu hóa thức ăn, dọn dẹp hệ tiêu hóa, làm mềm và tăng kích thước khối phân, phòng ngừa một số bệnh mãn tính,..
Có thể thấy rằng, với nhiều vai trò khác nhau đối với sức khỏe, việc bổ sung chất xơ cho cơ thể thường xuyên và đầy đủ là hết sức cần thiết.
Tuy chất xơ có tác dụng tốt đối với đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa và sức khỏe người dùng,... nhưng điều này không có nghĩa là sử dụng, bổ sung chất xơ càng nhiều sẽ càng tốt. Vì khi sử dụng, bổ sung chất xơ quá nhiều cho cơ thể rất dễ dẫn đến những tác dụng ngược, không tốt cho sức khỏe như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, tắc ruột,...
Vì thế, lượng chất xơ được bổ sung vào cơ thể không cần thiết phải quá nhiều mà quan trọng nên phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Nhìn chung, nhu cầu chất xơ ở các đối tượng khác nhau sẽ có những khác biệt nhất định chẳng hạn nam so với nữ, người trưởng thành so với trẻ em,...
Nhu cầu bổ sung chất xơ cơ bản hằng ngày của một số nhóm đối tượng như phụ nữ dưới 50 tuổi nên bổ sung từ 21-25g chất xơ mỗi ngày, đàn ông dưới 50 tuổi nên bổ sung từ 30-38g chất xơ mỗi ngày và con số này là từ 14-31g ở trẻ em dưới 18 tuổi.
Quá trình bổ sung chất xơ cho cơ thể nên được diễn ra từ từ tránh bổ sung chất xơ quá đột ngột với số lượng lớn. Bởi bổ sung chất xơ quá đột ngột số lượng lớn khi cơ thể chưa thích ứng sẽ làm dạ dày và hệ thống ống tiêu hóa không kịp thích nghi, tăng áp lực làm việc,... Điều này dễ dẫn đến một sô tình trạng như trào ngược dạ dày-thực quản.
Hiện nay có rất nhiều các chế phẩm trên thị trường được quảng cáo giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể. Tuy vậy nhưng lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng những loại chất xơ có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo chức năng của chất xơ đối với hệ tiêu hóa, bởi các chất xơ tự nhiên gồm hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Khi bạn nấu, chế biến chất xơ quá nhừ dưới nhiệt độ cao, chất xơ dễ bị chuyển dạng thành đường bột. Điều này không chỉ làm mất tác dụng của việc bổ sung chất xơ mà còn khiến gia tăng lượng đường bột đưa vào cơ thể khiến cơ thể dư thừa đường bột.
Bởi chất xơ có xu hướng hấp thu nước trong ống tiêu hóa, khi chúng ta chỉ bổ sung chất xơ cho cơ thể mà không bổ sung thêm nước chất xơ sẽ hấp thu cạnh tranh nước với cơ thể khiến cơ thể bị thiếu nước, ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý bình thường.
Vì vậy, bên cạnh bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể thì bổ sung thêm nước là điều hết sức cần thiết.
Để tránh sử dụng phải các loại thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư trên nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ (rau, củ, quả, hạt,...) cần phải chế biến sạch thực phẩm bằng cách rửa hay gọt bỏ lớp vỏ trước khi sử dụng.
Có thể thấy rằng, mặc dù bổ sung chất xơ là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên làm thế nào để bổ sung đúng, đủ và hiệu quả lại là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, khi bổ sung chất xơ cho cơ thể cần có sự thận trọng và bổ sung đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.