Sinh non được hiểu là tình trạng em bé chào đời quá sớm, người mẹ chuyển dạ trước 3 tuần so với thời gian dự kiến sinh (trước 37 tuần). Nếu sinh sớm hơn vài ngày hoặc vài tuần trước ngày dự sinh thì thường không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu người mẹ chuyển dạ ở tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 thì cả mẹ và bé sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Các trường hợp sinh non:
- Sinh cực non: thai dưới 28 tuần
- Sinh rất non: thai từ 28 - 32 tuần
- Sinh non muộn: thai từ 33- 36 tuần
- Triệu chứng cơ năng: ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy, đau lưng, tức nặng bụng dưới, đau bụng có tính chất từng cơn.
- Triệu chứng thực thể: Các cơn co tử cung xuất hiện với tuần suất 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây, cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2 cm.
- Triệu chứng cơ năng: ra dịch âm đạo lẫn với dịch nhầy, nước ối và máu; mẹ bầu đau bụng từng cơn, các cơn đau có tính chất đều đặn và tăng dần.
- Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2-3 lần/phút và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.
Rất khó để chắc chắn nguyên nhân sinh non nhưng những yếu tố dưới đây đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Một chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Theo tài liệu cung cấp của WHO, các quốc gia có thu nhập cao có tỉ lệ sinh non là 9%, ở những quốc gia có thu nhập thấp là 12% trong khi đó ở châu Phi và Nam Á lên tới 60%.
Như vậy, trong những điều kiện khó khăn, không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng khả năng sinh non là rất lớn.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cải thiện nguy cơ sinh non ở bà bầu (ảnh Internet).
Nhiễm trùng là một trong nhiều nguyên nhân sinh non rất phổ biến. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi và phát triển khiến lớp màng bọc thai nhi yếu dần đi. Dần dần, gây ảnh hưởng tới nước ối. Khi màng ối xuất hiện tình trạng bất thường sẽ làm môi trường sống của thai nhi, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non.
Lưu ý: Những mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thì nên thăm khám bác sĩ thường xuyên và làm theo các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tình trạng bệnh một cách tối đa. Nếu không bệnh sẽ gây tác động xấu tới thai nhi, dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non.
Đọc thêm:
- Sinh non có nguy hiểm không?
- 6 cách phòng tránh sinh non mẹ bầu cần phải biết
Mẹ bầu mắc các bệnh mãn tính trong khi mang thai là nguyên nhân sinh non thường gặp và phổ biến. Chủ yếu, mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, bệnh thận, các bệnh về huyết áp.
Một điều cần chú ý thêm là những bệnh này có thể khi mang thai mẹ bầu mới mắc phải.
Thuốc lá, rượu, bia, cà phê và nhiều chất kích thích như ma túy, thuốc lắc, cocain... được khuyến cáo là không nên sử dụng trong suốt thai kỳ.
Đây không chỉ là những chất khiến mẹ bầu sinh non mà chúng còn gây ra nhiều dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, thậm chí là dẫn đến sảy thai. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, tốt nhất bà bầu cần tránh xa những chất này.
Tử cung phát triển bất thường, từng có tổn thương, từng phẫu thuật... cũng là những yếu tố dẫn đến tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu.
Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, mang đa thai dễ khiến mẹ bầu sinh non hơn là việc mang đơn thai.
Ngoài những yếu tố trên, còn một số yếu tố cũng được chứng minh là nguyên nhân sinh non ở bà bầu:
- Mang thai quá sớm (trước 17 tuổi) hoặc quá muộn (sau 35 tuổi).
- Bản thân từng sinh non hoặc những người trong gia đình từng sinh non.
- Thai nhi được thụ tinh trong ống nghiệm.
- Bị chấn thương trong khi mang thai.
- Áp lực công việc, stress.
- Môi trường sống ô nhiễm.
- Khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn
Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm lượng protein vừa đủ, nhiều trái cây và rau xanh, tuy nhiên cần tránh ăn các loại rau có vị đắng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Bổ sung các loại vitamin, axit folic và canxi trước và trong khi mang thai và không ăn nhiều đường và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Bà bầu nên uống ít nhất là 4 lít nước mỗi ngày, như vậy mới đảm bảo cơ thể không thiếu nước tránh tình trạng thiếu nước ối trong khi mang thai.
Bà bầu cần uống ít nhất 4 lít nước mỗi ngày (ảnh Internet).
Trong khi sản xuất nhựa, đồ đóng hộp, mỹ phẩm, sáp vuốt tóc, sơn móng tay... cần phải dùng đến Phthaletes, một chất hóa học có nguy cơ dẫn đến tình trạng sinh non. Do đó, bà bầu không nên tiếp xúc với chúng.
Bà bầu không nên tiếp xúc với hóa chất (ảnh Internert).
Ngoài ra các chất độc hại khác như thuốc cỏ, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá... bà bầu cũng nên tránh tiếp xúc.