Nhiệm vụ của 4 lá van trong tim giúp dòng máu chảy theo một chu trình nhất định. Trong một số trường hợp, các van tim có thể không mở ra hết hoặc đóng kín hoàn toàn, gây ảnh hưởng cho dòng máu chảy qua tim đến khắp cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh van tim thường gặp, bạn cần phải biết.
- Bệnh thấp tim
Bệnh van tim thường gặp như suy tim, hở van tim, thấp tim...
Thấp tim là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh van tim. Nguyên nhân gây bệnh thấp tim là vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A"Streptococus".
- Suy tim
Khi cơ tim bị suy do bất kỳ nguyên nhân gì đều có xu hướng giãn ra. Khi buồng tim giãn gây giãn vòng van, giãn dây chằng và cột cơ dẫn đến nguyên nhân gây hở van tim 3 lá.
- Bệnh tim bẩm sinh
Là những bất thường của van tim xuất hiện ngay khi sinh ra. Ví dụ như bệnh: hẹp van động mạch chủ thường gặp là bệnh van động mạch chủ có hai lá van (bình thường có ba lá van); hở van động mạch chủ trong hội chứng Marfan; hẹp van động mạch phổi; hẹp van hai lá (van hai lá hình dù, vòng thắt trên van hai lá); hở van hai lá do: xẻ lá van, van hai lá có hai lỗ van; hở van ba lá trong bệnh Ebstein…
Biến chứng của nhồi máu cơ tim như đứt cơ nhú, đứt dây chằng van tim gây hở van tim.
- Sự suy yếu của các tổ chức dưới van
Đứt dây chằng của tim có thể gây hở van tim.
Tim bẩm sinh là một trong những bệnh lý về van tim
Tổn thương thành động mạch chủ lên làm cho động mạch chủ bị yếu dẫn tới giãn động mạch chủ và hậu quả là hở van động mạch chủ.
- Bệnh hệ thống gây xơ hoá van
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…gây hở van tim.
- Nhiễm trùng
Nhiễm trùng van tim được gọi là "Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn". Tổn thương van thường gặp là thủng van, đứt dây chằng, cột cơ… là nguyên nhân gây hở van tim.
- Những nguyên nhân khác
Thoái hoá van ở người cao tuổi, chấn thương, u carcinoid, lắng đọng mucopolysaccharid, hội chứng Takayashu, phình giãn xoang valsalva….
Ăn uống, sinh hoạt, làm việc phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu có biểu hiện suy tim cần ăn giảm muối(<6g muối/24 giờ), ăn giảm mỡ và phủ tạng động vật; hạn chế chất kích thích(như: rượu, bia, cà phê), không hút thuốc lá- thuốc lào; không lao động gắng sức…
- Điều trị nội khoa
+ Lợi tiểu: Được dùng nếu có hiện tượng giữ muối và nước hoặc suy tim xung huyết để giảm gánh nặng cho tim. Ví dụ: furosemide, hydroclorothiazide, spironolactone…
Điều trị nội khoa để làm giảm gánh nặng cho tim
+ Digitalis: Làm tăng sức co bóp cơ tim, làm giảm nhịp tim đặc biệt khi bệnh nhân bị rung nhĩ. Ví dụ: digoxin, digitoxin…
+ Thuốc làm giảm hậu gánh: Thuốc ức chế men chuyển làm giảm thể tích dòng hở và tăng thể tích tống máu, giảm suy tim. Ví dụ: Enalapril, captopril, perindopril, lisinopril…
+ Thuốc giãn mạch nhóm nitrate làm giảm tiền gánh, giảm gánh nặng cho tim như: nitroglycerine, mononitrat, isosorbide…
+ Thuốc chẹn giao cảm: có thể sử dụng trong trường hợp nhịp nhanh do hẹp – hở van tim, suy tim nhưng chức năng tim còn bù. Ví dụ: carvedilol, metoprolol, bisoprolol.
+ Thuốc chống rối loạn nhịp như: amiodaron, metoprolol, bisoprolol, lidocaine…
+ Thuốc chống đông máu: Cần dùng cho bệnh nhân có biến chứng rung nhĩ, buồng tim giãn, bệnh nhân mang van nhân tạo cơ học… vì nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong tim. Thuốc thường được sử dụng: cumarin, aspirin, ticlodipin, clopidogil, dipyridamole…
- Điều trị can thiệp (theo chỉ định)
+ Phương pháp nong van tim qua đường ống thông (qua da) để điều trị bệnh hẹp van tim như: hẹp van hai lá, hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ…
+ Thay van qua da như: thay van động mạch chủ, thay van hai lá.
- Phẫu thuật (theo chỉ định)
+ Tách mép van: Phẫu thuật viên sẽ dùng tay hoặc dụng cụ để tách mép van bị dính trong trường hợp hẹp van tim. Ngày nay phương pháp này được thay thế bởi phương pháp nong van bằng bóng qua da.
Phẫu thuật theo chỉ định là một trong những cách hiệu quả nhất điều trị bệnh van tim
+ Sửa van: Khâu hẹp vòng van, khâu lại các vết rách ở lá van, sửa dây chằng, cột cơ của van tim…
+ Thay van: Được chỉ định trong trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật sửa van, hoặc tách mép van. Van mới này có thể là van sinh học hoặc van cơ học.
- Điều trị khác: Bệnh nhân bị hẹp- hở van tim dẫn đến suy tim nặng mà không còn chỉ định điều trị can thiệp hay phẫu thuật mổ sửa hoặc thay van thì có thể điều trị suy tim bằng các biện pháp đặc biệt như: cấy máy tái đồng bộ tim, ghép tim…
Hy vọng những kiến thức về nguyên nhân gây bệnh van tim trên đây sẽ giúp các bạn có cách phòng và điều trị hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe manh.