Những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em cha mẹ cần đền phòng

Những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em cha mẹ cần đền phòng
Bệnh thấp tim còn được gọi là thấp khớp cấp, là bệnh lý thường gặp ở trẻ em từ 6-15 tuổi hoặc một số trường hợp ở lứa tuổi 20. Vậy có những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em là gì? cha mẹ cần chú ý theo dõi để đề phòng cho con.

Bệnh thấp tim còn hay được gọi là sốt thấp khớp, thấp khớp cấp, đây là một trong những bệnh lý viêm tự miễn. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi từ : 5→ 15, rất ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20. Bệnh gây những biến chứng nặng ở não, khớp, da, tim. Nếu ảnh hưởng đến tim sẽ gây những hậu quả như dày dính van tim, viêm tim. Lâu ngày sẽ làm tổn thương van tim dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân thường gặp gây bệnh thấp tim ở trẻ em và cách dự phòng hợp lý để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp tim ở trẻ.

1. Nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em

Những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em cha mẹ cần đền phòng - Ảnh 1.

Bệnh thấp tim thường xảy ra ở trẻ em từ 6-15 tuổi. (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân gây nên bệnh thấp tim ở trẻ em chủ yếu là do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A đường hô hấp trên. Chính vì vậy những nước phát triển rất hiếm trường hợp trẻ em mắc phải căn bệnh này. Lí do nước ta có tỉ lệ trẻ em mắc bệnh thấp tim khá cao là vì điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng còn kém, nếu muốn giảm tỉ lệ người mắc bệnh thì cần có sự phát triển đồng bộ về vấn đề vệ sinh – dinh dưỡng.

Bệnh diễn ra âm thầm, gần như chỉ đến khi biến chứng vào tim mới phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ. Có khoảng 50% người bị van tim là do thấp tim.

Bệnh thấp tim và viêm họng có mối quan hệ chặt chẽ, người ta đã nghiên cứu và thấy rằng có sự tăng rõ rệt kháng thể kháng liên cầu streptolysin O ở trong huyết thanh của bệnh nhân thấp tim. Bệnh không do liên cầu trực tiếp gây ra mà thông qua cơ chế miễn dịch. Theo các y bác sĩ thì khoảng 3 tuần bị viêm đường hô hấp trên người bệnh mới có biểu hiện bị thấp tim, trong đó có 3% số trẻ em bị nhiễm liên cầu nhóm A sẽ phát triển thành thấp tim, 50% số bệnh nhân trước đây đã từng bị thấp tim sẽ có nguy cơ tái phát.

Những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em cha mẹ cần đền phòng - Ảnh 2.

Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh thấp tim ở trẻ em là do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. (Ảnh: Internet)

2. Phòng bệnh thấp tim

- Biện pháp hiệu quả nhất để phòng sự tiến triển của bệnh thấp tim chính là phải điều trị sớm, hoàn toàn và triệt để viêm họng do liên cầu. Hãy đảm bảo trẻ sử dụng đúng và đủ liều thuốc được chỉ định. Ngoài ra, nên cho trẻ đi khám lại để chắc chắn rằng các vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

- Thực hành những thói quen vệ sinh tốt cũng giúp phòng viêm họng do liên cầu như:

- Che miệng mỗi khi ho, hắt hơi 

- Rửa tay sạch sẽ bằng nước sạch và xà phòng 

- Tránh tiếp xúc với những người ốm 

- Không sử dụng chung những đồ dùng cá nhân với người ốm

Những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em cha mẹ cần đền phòng - Ảnh 3.

Phòng bệnh thấp tim bằng cách rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng. (Ảnh: Internet)

- Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp trên phải điều trị thật sớm, nếu như trẻ bị sốt kèm theo đau khớp cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám ngay.

- Khi trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn  cần điều trị sớm, có thể cho trẻ uống Penicillin, nếu trẻ bị dị ứng với thuốc có thể thay thế bằng erythromycin  và cho trẻ uống trong 10 ngày.

3. Bệnh thấp tim có duy truyền không?

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ để khẳng định bệnh thấp tim có phải là do di truyền hay không. Tuy nhiên, cơ địa di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dễ mắc bệnh thấp tim. Người có cơ địa yếu, sức đề kháng thấp thường dễ bị vi khuẩn (trong đó có streptocuccus A) tấn công và gây các bệnh lý hô hấp, tăng nguy cơ bị thấp tim nếu không được nhận biết và điều trị sớm.

Những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em cha mẹ cần đền phòng - Ảnh 4.

Chưa có bất kì nghiên cứu nào cho thấy bệnh thấp tim là do di truyền. (Ảnh: Internet)

4. Triển vọng điều trị

Những biến chứng mạn tính của bệnh thấp tim có thể gây tổn thương vĩnh viễn nếu trẻ bị mắc thấp tim mức độ nặng. Một số tổn thương có thể sẽ không biểu hiện rõ ràng cho tới khi trẻ lớn hơn. Trẻ gặp phải những biến chứng mạn tính của thấp tim thường cần các phương pháp giáo dục đặc biệt và chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với trẻ bình thường.

Với bài viết những nguyên nhân gây bệnh thấp tim ở trẻ em, hy vọng các bậc làm cha mẹ có đủ kiến thức để phòng tránh bệnh cho đứa con yêu thương của mình.

Tác giả: Lan Dương