Những nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa cần đặc biệt lưu ý

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa cần đặc biệt lưu ý
Thời điểm thay đổi là lúc số người mắc căn bệnh dị ứng mũi tăng cao. Dị ứng mũi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc phải. Vậy nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng mũi như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, khí lạ, chất hóa học, cấu trúc bất thường của mũi xoang,... Đặc biệt vào những thời điểm giao mùa, tỷ lệ mắc các bệnh này thường tăng cao đột biến. Vậy chính xác nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa là gì?

1. Nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa là gì?

Vào những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi rõ rệt. Đôi khi ngày nắng, chiều mưa hay tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết một cách nhanh chóng là điều kiện cho sự gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó có dị ứng mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa là do thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích nghi, thêm vào đó là sự gia tăng của vi khuẩn gây hại dẫn tới các bệnh về tai mũi họng. Đặc biệt là tăng khả năng mắc phải bệnh dị ứng mũi do mũi chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết và số lượng vi khuẩn gia tăng.

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với dòng không khí mang hơi lạnh và hanh khô. Mũi có chức năng điều tiết, làm ấm, ẩm cho không khí hít vào. Trời lạnh khiến mũi phải làm việc nhiều hơn để đưa không khí sạch, ấm và ẩm vào phổi, từ đó làm tăng độ mẫn cảm của niêm mạc mũi với các tác nhân bên ngoài.

Ngoài ra ở một số người có cơ địa dị ứng, niêm mạc mũi cũng sẽ có những phản xạ quá mẫn cảm với các loại phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc mà gió mang tới. Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng chính là nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa xảy ra. Các triệu chứng điển hình cho dị ứng mũi là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, đau nhức vùng mũi... Những triệu chứng này thường gặp nhất là vào buổi sáng ngủ dậy, khi bệnh nhân ngồi điều hòa lạnh hoặc tiếp xúc khói bụi.

Bệnh dị ứng mũi, viêm mũi, xoang có thể gặp ở tất cả các mùa, nhưng vào mùa lạnh sẽ gây ra cảm giác khó chịu nhiều hơn bởi lúc này các triệu chứng kéo dài hơn và sự tái phát cũng diễn ra nhanh hơn. Khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc, học tập cũng như giao tiếp.

2. Dị ứng mũi khi giao mùa có nguy hiểm không?

Bên cạnh việc tìm hiểu về nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa, mọi người nên có những kiến thức nhất định về mức độ nghiêm trọng của bệnh, nguy hiểm như thế nào. Ban đầu dị ứng mũi chỉ là một phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại. Mặt khác phản ứng hắt hơi thành cơn, chảy nước mũi, nghẹt mũi cũng là phản ứng tự nhiên giúp cơ thể chống đỡ và đẩy nhanh các nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên khi đạt ngưỡng, những phản ứng dị ứng này lại trở thành những biến chứng nguy hiểm bao gồm: viêm mũi, viêm xoang, nếu không được điều trị kịp thì các biến chứng về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,...

Ngoài ra các triệu chứng của dị ứng mũi sẽ gây ra tắc nghẹt mũi, khó thở ở người bệnh, nước mũi chảy nhiều, các chất dịch nhày đông cứng sẽ khiến mũi bị ngạt, nhất là vào ban đêm, phải thở bằng miệng, gây ngáy ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, các yếu tố nguyên nhân dị ứng mũi khi giao mùa thường là những yếu tố tác động đến cơn hen. Do đó, nếu không điều trị tốt, viêm mũi dị ứng sẽ làm bùng phát cơn hen, khiến tình trạng nặng hơn đặc biệt là vào mùa lạnh.


Tác giả: Anh Dũng