Những nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam giới

Những nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam giới
Bệnh chlamydia cũng là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến ở nam giới. Vậy nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam giới là gì?

Chlamydia là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh xã hội nói chung và bệnh chlamydia nói riêng càng ngày càng cao. Vậy nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam giới là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.

1. Nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam giới

Bệnh chlamydia ở nam giới là do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Chlamydia Trachomastic, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam giới cũng như con đường khiến bệnh chlamydia lây nhiễm từ cơ thể người này sang cơ thể người khác như:

1.1. Con đường lây nhiễm trực tiếp

Quan hệ đường dục không an toàn là nguyên chính chính là cũng là con đường lây nhiễm bệnh chlamydia trực tiếp.

Ảnh 2.

Quan hệ đường dục không an toàn là một nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam (Ảnh: internet)

Nếu như bệnh không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn Chlamydia trachomastic sẽ bị lây nhiễm cho người khác thông qua con đường tình dục dù là bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào (bằng miệng, hậu môn).

Tuy khả năng lây nhiễm bệnh chlamydia là rất cao tuy nhiên tỷ lệ nam giới mắc bệnh chlamydia lại cao hơn nữ giới, do họ có thói quen sinh hoạt tình dục bữa bãi, quan hệ với nhiều đối tượng mà không hề nghĩ đến hậu quả.

Những người bị bệnh HIV và các bệnh xã hội khác có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh chlamydia cao hơn những người bình thường.

1.2. Con đường lây nhiễm bệnh gián tiếp

- Một trong những nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam giới chính là do sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm... do những vật dụng đó có thể dính dịch mủ của người bị bệnh chlamydia.

- Bệnh chlamydia cũng có thể bị lây nhiễm thông qua các vết thương hở hay các vết xước ở trên da, khi tiếp xúc với người bệnh. Bởi các vết thương này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Ảnh 3.

Bệnh chlamydia cũng có thể bị lây nhiễm thông qua các vết thương hở (Ảnh: internet)

Tuy các nguyên nhân gây bệnh chlamydia ở nam giới và con đường lây nhiễm bệnh rất đa dạng nhưng những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn của bệnh chlamydia lại khiến người bệnh không phát hiện ra bệnh. Thông thường khi nam giới phát hiện ra bệnh, bệnh đã ở giai đoạn phát triển khá nhanh.

Vậy những dấu hiệu của bệnh chlamydia ở nam giới là gì?

2. Dấu hiệu của bệnh chlamydia ở nam giới là gì?

Bệnh chlamydia ở anm giới vào giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường khá mờ nhạt, dễ khiến người bệnh không chú ý và bỏ qua. Tuy nhiên nếu để ý hơn đến các dấu hiệu sau, nam giới có thể nhận biết mình có bị bệnh hay không?

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh chlamydia ở nam giới là:

- Thông thường sau khi bị vi khuẩn gây bệnh chlamydia xâm nhập vào cơ thể thì khoảng 3 đến 21 ngày, cơ thể sẽ có những triệu chứng rõ ràng.

- Vào những giai đoạn đầu của bệnh, ở miệng sáo dương vật có thể xuất hiện dịch mủ. Nếu bệnh chlamydia phát triển nặng hơn thì dịch mủ cũng tiết ra nhiều hơn, có màu trong, hơi nhầy.

Tuy nhiên không phải trường hợp mắc bệnh chlamydia nào họ cũng có biểu hiện trên, mốt số ít nam giới cũng có tình trạng khó chịu ở miệng sáo nhưng lại không có hiện tượng chảy mủ.

Ảnh 4.

Bệnh chlamydia khiến bệnh nhân có cảm giác nóng rát và khó chịu ở bộ phận sinh dục (Ảnh: internet)

- Khi đi tiểu, bệnh nhân có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy, khó chịu ở bộ phận sinh dục.

- Ở nam giới, bệnh nhân còn bị sưng tấy ở hậu môn kèm theo tình trạng tiêu chảy, tinh hoàn cũng có cảm giác đau khi dùng tay ấn vào.

- Xuất hiện các cơ đau buốt dọc theo niệu đạo, bệnh càng nặng thì cảm giác đau càng tăng lên. Ngoài ra, người bệnh còn còn có triệu chứng đau ở vùng họng, ngứa ngáy và nổi mần đỏ ở mắt.

Nắm được các nguyên nhân bệnh chlamydia ở nam giới và các hiệu của bệnh, chúng có thể giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này một cách hiệu quả hơn.

Tác giả: Trương Xuân