Những nguy cơ khiến viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những nguy cơ khiến viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng
Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng hiện đang tăng lên ở mức báo động. Để có thể điều trị hiệu quả, người bệnh cần làm rõ các yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng và loại bỏ những sai lầm cơ bản trong quá trình điều trị.

1. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo số liệu từ Viện Hàn lâm Dị ứng hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, phần lớn người bệnh nằm trong khoảng từ 10 – 30% dân số thế giới có thể mắc viêm mũi dị ứng đều xuất phát từ nguyên nhân dị ứng với phấn hoa.

Khi người bệnh hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ sinh ra histamine (một chất hóa học tự nhiên) để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Tuy nhiên đây lại chính là nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng.

Một số dạng dị ứng thường gặp gây viêm mũi dị ứng có thể kể đến như: Phấn hoa, Nấm mốc, Lông thú nuôi, Cỏ dại, Bụi, Khói thuốc, Nước hoa,...

2. Làm rõ yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng

Thực tế có rất nhiều lý do để giải thích cho căn bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên có những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn trở nên tệ hơn, chẳng hạn như:

Độ ẩm không khí

Ô nhiễm không khí

Gió

Chất hóa học

Thời tiết trở lạnh

Khói từ gỗ bị đốt cháy

Keo xịt tóc

Phấn hoa

Các loại nước hoa

Có thể thấy rằng nguy cơ gây viêm mũi dị ứng xuất phát từ yếu tố khách quan và chủ quan. Quan trọng là người bệnh tìm ra được nguyên nhân bạn thân bị viêm mũi dị ứng để có thể hạn chế và loại bỏ dị nguyên này tác động.

3. Tư vấn điều trị viêm mũi dị ứng

3.1. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Đầu tiên các bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng mà bạn đang gặp phải nhằm xác định viêm mũi dị ứng theo mùa hay quanh năm. Tiếp đến bạn sẽ xét nghiệm da bằng cách bôi một số chất lên da. Nếu trên da bạn xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân viêm mũi dị ứng.

Bên cạnh việc làm xét nghiệm da, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (Radioallergosorbent test – RAST) hay còn gọi là xét nghiệm máu. Thông qua việc kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch Ig E, các bác sĩ có thể xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu, mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng nhờ RAST.

Sau khi tiến hành kiểm tra và xác định loại dị ứng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng:

3.2. Dùng thuốc

Xịt mũi chứa corticosteroid: loại thuốc này có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Thuốc kháng histamine: Đây là loại thuốc có tác dụng ngăn việc sản sinh histamine, phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc kháng histamine được sản xuất ở dạng uống hoặc dạng xịt mũi.

Dung dịch phun chống nghẹt mũi: Đây là loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên người bệnh không được dùng quá 3 ngày.

Tiêm thuốc chống dị ứng: Đối với những trường hợp quá nặng, các bác sĩ có thể khuyên người bệnh tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Phương án điều trị này bao gồm việc tiêm thuốc chống dị ứng đến kh các triệu chứng có thể kiểm soát được.

Áp dụng liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT): Phương pháp này khá giống với tiêm thuốc chống dị ứng. Điểm khác của cách điều trị này nằm ở thuốc được đặt dưới lưỡi; tác dụng phụ có thể gồm ngứa tai, ngứa miệng và rát họng.

Viêm mũi dị ứng mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Theo đó người bệnh cần tìm hiểu kỹ các yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng để loại bỏ hay hay hạn chế cũng như thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu bạn muốn sử dụng các loại thuốc khác thuốc chỉ định, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Lưu ý những thông tin được cung cấp trên không thể thay thế cho lời khuyên của các cán bộ y tế. Để phát hiện, điều trị và phòng bệnh hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay khi nghi ngờ và khám sức khỏe định ký 6 tháng 1 lần.


Tác giả: Phạm Thị Mai