Những người có tiền sử dị ứng có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 không? Chuyên gia nói gì về điều này?

Những người có tiền sử dị ứng có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 không? Chuyên gia nói gì về điều này?
Những đối tượng có tiền sử dị ứng như: viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng với thuốc paracetamol,... thì có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 hay không là quan tâm của rất nhiều người. Vậy chuyên gia nói gì đối với những đối tượng này.

Giải đáp thắc mắc về người có tiền sử dị ứng có đủ điều kiện và nên tiêm phòng vaccine Covid-19 hay không sẽ được giải đáp dưới đây!

1. Tiêm phòng vaccine Covid-19 đối với người có tiền sử dị ứng

PGS.TS.BS Lê Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng Tiêm chủng, Đại học Y Hà Nội cho biết rằng: Bộ Y tế cho phép các đối tượng có tiền sử dị ứng vẫn có thể tiêm phòng vaccine COVID-19. Nhưng để an toàn, những đối tượng có tiền sử dị ứng này cần được tiêm vaccine tại cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở vật chất để kịp thời can thiệp khi có vấn đề xảy ra.

Tuy nhiên, PGS. Lê Thị Thanh Xuân cũng cho biết thêm là những đối tượng có tiền sử dị ứng có thể tiêm vaccine phòng COVID-19 nhưng không phải 100% những người có tiền sử dị ứng đều được tiêm hết.

Trường hợp có thể được tiêm hay không là được quyết định bởi bác sĩ khám sàng lọc. Tất cả các trường hợp có tiền sử dị ứng để quyết định có được tiêm vaccine phòng Covid-19 hay không cần trung thực trong khai báo tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Những người có tiền sử dị ứng có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 không? Chuyên gia nói gì về điều này? - Ảnh 2.

PGS. TS Lê Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng Tiêm chủng, Đại học Y Hà Nội

Đọc thêm:

Những thông tin cần biết về vaccine Pfizer-BioNtech trong phòng COVID-19

Bị phát ban sau tiêm vaccine Covid-19 có sao không?

BS Xuân cũng cho biết thêm, như đối với trường hợp khai báo không thành thật có thể gây ra các biến chứng giống như một sinh viên trường Y do không khai báo tiền sử dị ứng thành thật mà bạn sinh viên tiêm vaccine phòng Covid-19 đã bị sốc phản vệ độ 1. Các bác sĩ đã nhanh chóng điều trị cho bạn kịp thời nên không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn. Nhưng đây cũng là một bài học lớn đối với tất cả mọi người trong quá trình khai báo sàng lọc để tiêm vaccine Covid-19.

2. Khai báo tiền sử dị ứng cụ thể như thế nào?

Để quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn, người tới khai báo trước khi tiêm cần khai báo cụ thể về các vấn đề có liên quan tới tình trạng dị ứng của bản thân như sau:

- Khai báo chính tác tác nhân gây dị ứng mà bạn gặp phải.

- Thời gian bị dị ứng cụ thể.

- Biểu hiện sau dị ứng xảy ra ra sao, các biểu hiện cụ thể sau dị ứng.

-Trường hợp bị dị ứng có cần sử dụng thuốc để điều trị hay không?

- Đã từng cần nhập viện để cấp cứu hay xử trí do dị ứng gây ra hay chưa?

3. Làm gì nếu bị dị ứng khi tiêm vaccine?

Những người có tiền sử dị ứng có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 không? Chuyên gia nói gì về điều này? - Ảnh 3.

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh cho biết: “Bác sĩ mong muốn rằng các khách hàng khi đi tiêm vaccine cần lưu ý chia sẻ trách nhiệm. Bởi vì rủi ro đối với người bị dị ứng, người có tiền sử dị ứng thì nguy cơ bị dị ứng xảy ra cao hơn. Ngay cả đối với những người chưa phát hiện ra tiền sử dị ứng vì chưa tiếp xúc với dị nguyên thì việc tiêm vaccine có phản ứng xảy ra.”

Bác sĩ nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất khi gặp phải tình trạng dị ứng khi tiêm vaccine là xử trí và đảm bảo an toàn. Còn đối với việc xuất hiện dị ứng là điều không mong muốn. Vì vậy, nếu bị dị ứng khi tiêm vaccine thì điều quan trọng hơn cả là xử trí ra sao để đảm bảo an toàn quan trọng hơn.”

Cuối cùng, nguyên tắc đảm bảo an toàn trong quá trình viêm vaccine phòng Covid-19 là trung thực, tuyệt đối trung thực trong quá trình khám sàng lọc tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ khám sàng lọc đưa ra được tư vấn tốt nhất để quá trình tiêm vaccine diễn ra an toàn.


Tác giả: Nắng Mai