Những người bị trầm cảm có nên mang thai hay không?

Những người bị trầm cảm có nên mang thai hay không?
Những người bị trầm cảm có nên mang thai hay không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Bởi so với nam giới thì tỷ lệ nữ giới mắc bệnh khá cao.

Sở dĩ mọi người thường thắc mắc bị trầm cảm có nên mang thai hay không là bởi nguy cơ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh là rất cao. 

Những thay đổi về nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến não bộ, khiến mẹ bầu luôn cảm thấy buồn phiền, lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng nên thường bị nhầm lẫn với những biến đổi trong thời gian mang thai.

Theo các bác sĩ thì trầm cảm có thể điều trị được nên chị em hãy kiểm tra ngay những dấu hiệu bất thường của cơ thể và tìm đến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được tư vấn và giúp đỡ. Tuyệt đối không được dấu bệnh mà hãy chia sẻ với chồng và người thân để tiến hành điều trị bệnh sớm hơn, tránh để ảnh hưởng đến chính bạn và em bé.

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc bị trầm cảm có nên mang thai hay không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến chứng bệnh này.

Ảnh 2.

Bị trầm cảm có nên mang thai hay không là thắc mắc của rất nhiều người (ảnh: internet)

1. Dấu hiệu trầm cảm

Bệnh trầm cảm diễn ra khá chậm trong một thời gian dài. Với mỗi người sẽ có những triệu chứng và mức độ khác nhau. Tuy nhiên một số triệu chứng thường gặp đó là:

- Thay đổi thói quen ăn uống, chán ăn, ăn quá cay, thèm ăn,…

- Giấc ngủ bị thay đổi, mất ngủ, khó ngủ, thèm ngủ như không ngủ được, 

- Cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi, không muốn vận động

- Luôn cảm thấy buồn chán, thấy vọng về bản thân và cho rằng mình rất vô dụng

- Khóc lóc vô lý do

- Không còn hứng thú, niềm vui với bất cứ điều gì ngay cả những thứ mà mình đã từng rất yêu thích

Nếu mẹ bầu bị trầm cảm sẽ gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé, có thể sẽ để em bé khóc mà không dỗ, không muốn dành thời gian để chơi cùng con,…

Ảnh 3.

Bị trầm cảm mẹ bầu sẽ cảm thấy bị thiếu năng lượng (ảnh: internet)

2. Ảnh hưởng của trầm cảm đến mẹ bầu

Nếu mẹ bầu bị trầm cảm sẽ không thể tự chăm sóc bản thân trong khi mang thai. Mặt khác nếu bị trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non, em bé sinh ra bị nhẹ cân. 

Trong giai đoạn này nếu bệnh không được chữa trị thì sau sinh rất dễ bị tái phát với mức độ nguy hiểm hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và mối liên kết giữa mẹ và con.

3. Trầm cảm sau sinh khác với hội chứng "baby blues"

Hội chứng "baby blues" là hiện tượng rối loạn tâm lý sau sinh, đây là một dạng nhẹ của bệnh trầm cảm sau sinh. Hiện tượng này bắt đầu khoảng 1-3 ngày sau sinh và kéo dài khoảng 10 ngày hoặc vài tuần. 

Khi mắc phải hội chứng này, các mẹ sẽ trải qua những cảm xúc và tâm trạng bất thường, có thể khóc hoặc cười vô lý do. Kèm theo đó, các mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, bối rối, khó ăn, khó ngủ. Hầu hết các mẹ bầu sau sinh đều mắc phải hội chứng này, tuy nhiên chúng sẽ tự đến và tự đi nên sẽ không nguy hiểm hay ảnh hưởng như bệnh trầm cảm.

Mẹ bầu sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn nếu trong gia đình từng có người mắc chứng bệnh này. Một số biểu hiện trầm cảm sau sinh có thể kể đến: không tự chăm sóc em bé, thường xuyên lo lắng, hoảng loạn, suy nghĩ tiêu cực, khó đưa ra quyết định, luôn cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng và bị mất kiểm soát.

Ảnh 4.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi (ảnh: internet)

4. Trầm cảm có lây từ mẹ sang con không?

Bệnh trầm cảm có thể điều trị nhưng có thể sẽ gây tác động lên sức khỏe, tâm lý cũng như sự phát triển của trẻ. Thông thường các bà bầu sẽ gặp khó khăn khi chăm con, có lúc yêu thương nhưng cũng có lúc quát mắng, bực dọc và có những phản ứng tiêu cực với trẻ.

Như chúng ta đã biết, trẻ em như một tờ giấy trắng, sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ ba mẹ. Vậy nên bé sẽ lớn lên trong sự tin tưởng nếu được yêu thương và chăm sóc tự nhiên. Đổi lại nếu mẹ bị trầm cảm thì bé cũng sẽ trở nên căng thẳng, tâm lý và hành vi không ổn định. Và với mỗi độ tuổi thì sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nếu mẹ bị trầm cảm. Cụ thể:

Với trẻ sơ sinh: trẻ sẽ không có cảm giác có được sợi dây liên kết tình mẫu tử, cảm thấy khó chịu khi ở cùng mẹ, khó ngủ, quấy khóc khi ngủ, chậm phát triển, thường xuyên bị đau bụng, không muốn nói chuyện và giao tiếp với ai, trở nên thụ động hơn,…

Với trẻ mới biết đi và trẻ đi mẫu giáo: không có tính độc lập, nhút nhát, không nghe lời, khó bảo, dễ nổi nóng, vô kỷ luật, không muốn giao tiếp với người khác, học lực kém

Với trẻ đã đi học: hành vi, ứng xử bất thường, học kém, dễ mắc chứng tăng động hay tự kỷ, lo âu, rối loạn tâm lý,…

5. Cách chữa bệnh trầm cảm

Để điều trị bệnh trầm cảm, người bệnh sẽ phải trải qua những bước sau:

Sử dụng thuốc chồng trầm cảm: thường là SSRIs, thuốc TCAs và thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin.

Trị liệu tâm lý: người bệnh sẽ nói chuyện, tâm sự với các bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý

Hỗ trợ gia đình: các thành viên trong gia đình động viên, chia sẻ cũng người bệnh

Hỗ trợ xã hội: nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ những dịch vụ cộng đồng và giáo dục trẻ em

Ảnh 5.

Bệnh trầm cảm khiến sức khỏe của ẹm bị giảm sút (ảnh: internet)

6. Ảnh hưởng của thuốc trầm cảm đến thai nhi

Nếu mẹ bầu dùng thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến em bé khi sinh ra như khó chịu, thở nhanh, run và bú kém. Vậy nên để tránh ảnh hưởng đến trẻ các mẹ nên thư giãn và tham khảo các tư vấn từ bác sĩ, chia sẻ với chồng, người thân và tham gia những hoạt động lành mạnh khác.

Nếu mẹ đang dùng thuốc và có ý định mang thai thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có giải pháp tối ưu nhất.

7. Có nên uống thuốc khi đang cho con bú?

Trẻ nhỏ sẽ hấp thu chất dinh dưỡng thông qua sữa mẹ tuy nhiên nếu mẹ uống thuốc thuốc và trẻ tiếp xúc với thuốc qua sữa mẹ thì khá an toàn và không có gì đáng lo ngại cả.

Với tất cả những chia sẻ trên đây của chúng tôi, chắc hẳn các bạn đã có được lời giải đáp cho thắc mắc bị trầm cảm có nên mang thai. Nếu vẫn còn nghi ngại về vấn đề này, mọi người hãy đến gặp các bác sĩ, sau khi kiểm tra thăm khám họ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định bị trầm cảm có nên mang thai hay không.

Tác giả: Đỗ Hoa