Những lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS

Những lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS
Virus HIV/AIDS làm giảm sức đề kháng của người bệnh vì thế sức khỏe của họ thường không tốt. Do đó những người chăm sóc nên quan tâm hơn nữa về dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS.

1. Thế nào là bệnh HIV/AIDS?

HIV/AIDS là tên gọi viết tắt trong tiếng Anh (human immunodeficiency virus infection/acquired immunodeficiency syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, 

Con đường lây truyền HIV chủ yếu qua:

Ảnh 2.

Máu là một trong những con đường lây nhiễm HIV/AIDS (Ảnh: internet)

- Quan hệ tình dục không an toàn (cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và bằng miệng).

- Thông qua còn đường máu, nguồn máu đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm.

 - Từ mẹ sang con: trong khi mang thai, hoặc khi cho con bú.

Biểu hiện của bệnh như:

Ảnh 3.

Giai đoạn đầu, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm (Ảnh: internet)

Giai đoạn đầu: người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Trong một thời gian dài, bệnh nhân không có dấu hiệu gì rõ rệt.

Khi bệnh tiến triển, nó tác động đến hệ miễn dịch, gây suy giảm sức đề kháng, làm bệnh nhân dễ mắc phải các bệnhnhiễm trùng, như nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh hiếm khi mắc phải ở những người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường.

2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS 

Người bị bệnh HIV/AIDS cần phải được chăm sóc với một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng tùy thuốc vào sức khỏe và tình trạng phát triển của bệnh mà chúng ta có chế độ dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS khác nhau.

2.1. Dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS bị suy dinh dưỡng

Ảnh 4.

Các túi RUTF chứa nguồn năng lượng có sẵn (Ảnh: internet)

Sử dụng các thực phẩm trị liệu ( túi RUTF) giàu năng lượng để cung cấp thêm 20-30% nhu cầu năng lượng tăng thêm. Trong trường hợp người bệnh không có nhu cầu đáp ứng năng lượng tăng thêm, chúng ta nên cung cấp cho họ 2-3 túi RUTF.

Trong các túi RUTF mà người bệnh sử dụng đã cung cấp một lượng vi chất dinh dưỡng cần thiết. Còn những người bệnh không sử dụng các túi RUTF cần được bổ sung đa vi chất để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Người bệnh cũng nên thực hiện tẩy giun 6 tháng 1 lần.

2.2. Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS không bị suy dinh dưỡng

Ảnh 5.

Ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS thì người bệnh nên tẩy giun 6 tháng 1 lần (Ảnh: internet)

Đối với chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS không bị suy dinh dưỡng thì chỉ cần cung cấp 10% nhu cầu năng lượng tăng thêm cho người bệnh thông qua việc sử dụng phẩm giàu năng lượng sẵn có.

Người bệnh cũng nên tẩy giun 6 tháng 1 lần.

Người chăm sóc tại nhà cũng nên được tư vấn về cách xử lý một số triệu chứng HIV/AIDS thông qua chế độ ăn uống, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tương tác thuốc và thức ăn.

Nên tái khám 2-3 tháng một lần, trong trường hợp tình trạng dinh dưỡng không tốt thì nên lựa chọn và thực hiện những phương pháp khác phù hợp. Hoặc bệnh nhân có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì nên đi khám tại các bệnh viện y tế.

2.3. Nhu cầu năng lượng cụ thể của người nhiễm HIV/AIDS

Ảnh 6.

Nhu cầu năng lượng cụ thể của người nhiễm HIV/AIDS (Ảnh: internet)

Dinh dưỡng cho người bệnh HIV/AIDS nói chung:

- Không bị suy dinh dưỡng thì năng lượng cần thiết là: 180-230kcal/ngày

- Suy dinh dưỡng dạng nhẹ thì năng lượng cần thiết là: 360-460kcal/ngày.

- Suy dinh dưỡng nặng thì năng lượng cần thiết là: 900-1150 kcal/ngày.



Tác giả: Trương Xuân