Khi nhiễm virus HBV mà có kháng nguyên bề mặt (HbsAg) tồn tại ở trong máu của trẻ với thời gian trên 6 tháng thì thể bệnh của trẻ được gọi là mạn tính. Dưới đây là 4 giai đoạn miễn dịch đặc trưng của bệnh:
- Giai đoạn 1: HBsAg và HbeAg được phát hiện.
+ HBV DNA > 100.000 copies /ml
+ Men gan (ALT, AST) nằm trong giới hạn bình thường
+ Không có biểu hiện viêm gan và xơ gan hay có nhưng rất nhẹ
- Giai đoạn 2: HBsAg và HbeAg vẫn tồn tại
+ HBV DNA > 100.000 copies/ml
+ Chỉ số men gan (ALT và AST) tăng liên tục
+ Có nguy cơ tiến triển viêm gan và xơ gan
- Giai đoạn 3: HBsAg vẫn hiện diện
+ HBeAg biến mất, xuất hiện anti-Hbe
+ HBV DNA < 10.000 copies/ml hoặc không phát hiện
+ Chỉ số men gan (ALT và AST) bình thường
+ Không có biểu hiện viêm gan và dấu hiệu xơ gan sẽ thoái lui
- Giai đoạn 4: HBsAg vẫn hiện diện
+ HBeAg vẫn còn âm tính và anti-Hbe vẫn dương tính
+ HBV DNA > 10.000 copies/ml
+ Chỉ số men gan (ALT và AST) bình thường hoặc tăng lên
+ Viêm gan thể mãn tính tấn công có khả năng dẫn đến xơ gan.
Lưu ý về ý nghĩa của chỉ số:
- ALT là một enzym được chứa chủ yếu là ở gan. Ngoài ra thì enzyme này còn có ở thận, ở tim và ở cơ xương nhưng với số lượng ít hơn nhiều so với ở gan. Bất kỳ một tổn thương nào liên quan tới gan đều sẽ khiến AST được bài tiết vào máu và làm cho AST trong máu tăng lên.
- AST (hay còn gọi là SGOT) cũng là một chỉ số men gan xác định mức độ tổn thương của gan. Khi ở mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L.
Trong việc điều trị viêm gan B mãn tính ở trẻ thì vấn đề xác định nhóm trẻ không cần phải can thiệp điều trị cũng cực kỳ cần thiết. Sở dĩ không phải trẻ cứ bị chẩn đoán là mắc viêm gan B thể mãn tính thì đều phải điều trị. Cụ thể như sau:
Mức chỉ số ALT ở mức bình thường (giai đoạn 1): virus viêm gan B ở giai đoạn này không có dấu hiệu viêm gan B hoặc xơ gan; nếu cơ cũng chỉ ở mức rất nhẹ. Giai đoạn 1 lại thường kéo dài trong suốt thời thơ ấu cho tới khi đến tuổi trường thành.
Thời gian dài nhất của giai đoạn 1 thường quan sát thấy ở những trường hợp cơ thể bị nhiễm virus HBV genotype C (HBV có 8 genotype từ A đến H) và có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh HbeAg ở trẻ em bị nhiễm HBV genotype C là rất không cao. Các trẻ em này vẫn luôn cho HBeAg (+) với HBV DNA cao khoảng 100.000 copies/ml và cũng có thể trở nên cao hơn nữa.
Tuy vậy do không có hoạt động đáp ứng miễn dịch gây ra bệnh viêm gan B và chỉ số ALT lại ở mức bình thường nên việc điều trị viêm gan B mãn tính ở trẻ vào giai đoạn này còn khá hạn chế.
Mức ALT huyết thanh cao liên tục là đặc trưng của giai đoạn 2 của bệnh viêm gan B mãn tính. Điều trị viêm gan B mãn tính ở trẻ giai đoạn này cần lưu ý gì?
Đầu tiên chỉ số ALT huyết thanh ở mức tăng cao là một trong những biểu hiện cho thấy đã có sự hoại tử tổn thương của tế bào gan. Với trẻ em có mức ALT tăng cao liên tục hơn 1.5 lần ULN phòng thí nghiệm hay lớn hơn 60 IU/L (1.5x40 IU/L) thì nhóm trẻ này cần phải được tiếp tục đánh giá mức độ tồn tại của virus HBV (còn gọi là HBV DNA) cùng với mức độ mô học tế bào gan thì mới có thể có phác đồ điều trị thích hợp được.
Còn với mức ALT huyết thanh thấp hơn mức độ nói trên thì điều trị viêm gan B mãn tính ở trẻ cần phải tiến hành theo dõi trong 6 tháng (khoảng 2 lần) đối với trẻ có HbeAg dương tính và nhiều hơn 3 lần trong ít nhất 12 tháng đối với trẻ có HbeAg âm tính.
Nguyên nhân của việc theo dõi chỉ số ALT huyết thanh cao liên tục trong ít nhất 6 tháng đối với trẻ có HBeAg dương tính là để tránh cho việc điều trị viêm gan B mãn tính cho trẻ đang ở quá trình tự tự phát ABeAg chuyển đổi huyết thanh và bệnh sẽ tự được cải thiện và không cần can thiệp điều trị.
- Có dấu hiệu chức năng gan suy giảm nhanh chóng
- Biểu hiện xơ gan: còn bù hay mất bù
- Biến chứng viêm cầu thận do nhiễm virus viêm gan B
- Viêm gan B tái phát sau phẫu thuật ghép gan
- Có sự có mặt của các chủng virus gồm HBV/HIV, HBV/HCV, HBV/HDV
- Trẻ em điều trị viêm gan B mãn tính và có tiền sử gia đình từng bị ung thư tế bào gan ác tính
- Phụ nữ mang thai có lượng virus cao (> 20.000.000 IU/ml) trong quý thứ 3.
ThS.BS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH