Những lưu ý không được bỏ qua khi tập yoga cho bà bầu

Những lưu ý không được bỏ qua khi tập yoga cho bà bầu
Yoga cho bà bầu là một trong những phương pháp luyện tập được các chuyên gia khuyến khích luyện tập. Tuy nhiên vẫn có những lưu ý không được bỏ qua để có được hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Yoga là một trong số ít các bộ môn thể thao các bà bầu có thể luyện tập vừa tốt cho mẹ lại vừa có lợi cho thai nhi. Việc tập luyện yoga cho bà bầu còn giúp bé nhận được dưỡng chất và oxy tốt hơn, bé sẽ được phát triển trong môi trường tốt nhất

1. Những lợi ích của yoga cho bà bầu

Tập yoga trước khi sinh là một phương pháp tiếp cận đa diện giúp tinh thần bà bầu được phấn chấn, hưng phấn hơn nhờ vào sự tập trung hơi thở. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tập yoga cho bà bầu trước khi sinh là việc làm an toàn, có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng. Dưới đây là những lợi ích của yoga cho bà bầu:

- Kỹ thuật thở đòi hỏi bà bầu lấy không khí vào thật chậm qua mũi, làm đầy phổi và thở ra hoàn toàn với dạ dày được ép chặt. Kỹ thuật thở này giúp bà bầu bình tĩnh hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

- Yoga có thể tác động thật sâu vào hệ thống tuyến nội tiết giúp người mẹ lấy lại sự cân bằng trong cơ thể. Giúp tăng lượng tuần hoàn máu đến các bộ phận tốt hơn, hệ hô hấp được cải thiện, tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng và sự trao đổi chất giữa mẹ và con cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, Yoga cũng giúp tăng cường sự mềm dẻo, uyển chuyển của hệ thống cơ, xương ở các vùng cổ, đốt sống lưng, xương đùi, xương chậu,…

- Việc được khuyến khích chuyển động cổ và cánh tay thật chậm rãi, nhẹ nhàng giúp cơ thể bà bầu được thoải mái, thả lỏng hơn. Các cơ bắp của bà bầu sẽ được khôi phục, thả lỏng, thở nhịp nhàng để có một trái tim khỏe.

Những lưu ý không được bỏ qua khi tập yoga cho bà bầu - Ảnh 2.

Tập ypga giúp bà bầu khỏe mạnh - Ảnh Internet

- Yoga cho bà bầu giúp cải thiện giấc ngủ, giảm bớt căng thẳng, lo lắng. Giúp tăng sức mạnh, tính linh hoạt và sức chịu đựng của cơ bắp cần thiết cho thời gian vượt cạn sắp tới. Ngoài ra luyện tập yoga còn giúp giảm đau lưng, tránh buồn nôn, giảm đau đầu và khó thở, giảm nguy cơ sinh non, cao huyết áp thai kỳ…

2. Những lưu ý khi tập yoga cho bà bầu

Tuy có rất nhiều ưu điểm, nhưng bà bầu cũng cần lưu ý cẩn thận khi luyện tập Yoga để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé như:

- Thai phụ mới tập yoga lần đầu, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút, tốt hơn là lâu lâu tập một lần với khoảng thời gian dài.

- Sau buổi tập 10-15 phút mới được uống nước hay ăn thức ăn lỏng; sau 30 phút ăn thức ăn đặc.

- Trong hai tháng cuối của thai kỳ, cần tránh tập những tư thế đầu gối cao hơn khung xương chậu, vì những tư thế này khiến thai nhi không được đặt ở vị trí tốt nhất.

- Tập chậm rãi và tuyệt đối tránh những tư thế vượt quá kinh nghiệm và khả năng của mình. Nếu gặp bất kỳ một sự cố nào dù nhỏ khiến đau, thậm chí chảy máu hay nhận thấy những cử động của thai nhi ít hẳn so với trước, cần dừng tập luyện ngay và liên hệ với bác sĩ.

Trong 3 tháng đầu thai kì:

Trong những tháng đầu của thai kì, bạn có thể sẽ không có nhiều hạn chế trong việc tập luyện. Nhưng nhớ cần tuân theo quy tắc cơ bản nhất của khi mang thai đó là uống nhiều nước trước, trong và cả sau khi tập để giữ cân bằng cho cơ thể.

Những lưu ý không được bỏ qua khi tập yoga cho bà bầu - Ảnh 3.

Cần tuân thủ nguyên tắc khi bà bầu tập yoga - Ảnh Internet

Bên cạnh đó cần hít thở sâu và thường xuyên theo hướng dẫn trong mỗi tư thế yoga. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy nói với giáo viên để điều chỉnh hoặc đề nghị một tư thế khác phù hợp hơn.

Trong 3 tháng giữa thai kì:

Bước sang giai đoạn này, các khớp xương đang dần nới lỏng hơn vì vậy mà bà bầu cần thận trọng khi luyện tập. Đừng cố gắng giữ một tư thế trong một thời gian dài, tiến hành các động tác thật chậm và cẩn thận để phát huy tối đa hiệu quả và tránh chấn thương. Tránh lạm dụng thời gian nằm thư giãn thẳng lưng trên thảm quá lâu để đảm bảo máu lưu thông tốt tới tử cung.

Trong 3 tháng cuối thai kì:

Giai đoạn này bà bầu thường thấy cơ thể bất tiện hơn bởi bụng đã trở nên khá lớn. Nên thực hiện các tư thế đứng với sự hỗ trợ của đạo cụ như một chiếc ghế để tránh mất cân bằng, gây thương tích cho mẹ hoặc thai nhi.

Ngoài ra các đạo cụ hình khối như bóng cao su, dây đai cũng có thể giúp bà bầu di chuyển và thay đổi nhiều tư thế một cách ổn định và an toàn. Ghi nhớ không giữ một tư thế trong một thời gian dài, di chuyển thường xuyên là rất quan trọng với mẹ bầu.

Trường hợp không nên tập Yoga cho bà bầu:

- Ngộ độc thai nghén, dọa sẩy thai.

- Hay chóng mặt, buồn nôn.

- Huyết áp cao và thấp.

- Người có tiền sử sinh non.


Tác giả: Anh Dũng