Những lưu ý khi tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những lưu ý khi tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai
Nhiều bà mẹ đã quyết định đi tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai để giúp con được phòng bệnh. Vậy khi tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai cần chú ý những gì?

1. Tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai

Một trong những mũi tiêm mà các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ nên tiêm là tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai. Đây chính là cách hữu hiệu nhất giúp các bà mẹ bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm gan B trong thời gian mang thai. Ngoài ra, phụ nữ cũng nên tiêm phòng các loại bệnh khác như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm... Để đảm bảo cho con một thai kỳ khỏe mạnh nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc do các bệnh truyền nhiễm.

Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ nhiễm viêm gan B cao. Thế nên việc tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai lại càng cần thiết hơn. Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ nhiễm viêm gan B thì có khả năng thai nhi cũng bị truyền nhiễm bệnh từ mẹ. Đối với trẻ nhiễm viêm gan B bẩm sinh như trường hợp này, nhiều khả năng bệnh sẽ phát triển thành viêm gan B mạn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Theo các nghiên cứu thì trong ba tháng đầu thai kì, nếu mẹ mắc viêm gan B thì tỉ lệ truyền cho con chỉ là 1%. Trong 3 tháng tiếp theo, tỉ lệ này tăng lên đến 10%. 

Đến ba tháng cuối thai kì, trẻ có nguy cơ lây viêm gan B từ mẹ lên tới 60-70%. Do đó, tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai là điều cần làm để bảo vệ trẻ tốt nhất.

2. Tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai

Tuy việc tiêm vaccine viêm gan B được khuyến cáo thực hiện trước khi mang thai nhưng nếu thai phụ nào chưa kịp tiêm hoặc chưa tiêm đủ phác đồ trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai. Tuy nhiên việc tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai này cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa sau khi tìm hiểu tình hình thai sản và sức khỏe của sản phụ.

Theo nhiều nghiên cứu thì vaccine viêm gan B là một loại vaccine bất hoạt vì không chứa vi khuẩn sống. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các mẹ vẫn có thể bắt đầu tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai hoặc hoàn thành nốt phác đồ tiêm trước khi mang thai.

Trong trường hợp này, người mẹ cần chuẩn bị một sức khỏe thật tốt để việc tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai được an toàn và hiệu quả nhất. Các bà mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe và giữ một tinh thần thoải mái.

3. Không tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai có sao không?

Trong trường hợp mẹ không thể tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai, trẻ sẽ có nhiều nguy cơ mắc viêm gan B hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ có mẹ không tiêm phòng viêm gan B đều sẽ mắc bệnh. 

Nếu không thể tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai hay không tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai, sản phụ cần chú ý đi khám viêm gan B định kì để kịp thời có biện pháp điều trị và kiểm soát kịp thời nếu mắc bệnh.

Trong khi mang thai, người mẹ cần chú ý phòng tránh các nguy cơ lây truyền viêm gan B để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh. Quan trọng không kém là giữ được một sức khỏe tốt, chế độ ăn uống hợp lý. 

Nếu vượt qua giai đoạn mang thai mà cả mẹ và con đều không mắc viêm gan B thì sau đó mẹ và con đều nên tiêm ngừa viêm gan B sớm nhất có thể theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình phát triển khỏe mạnh cho trẻ.

Nếu không may người mẹ chưa tiêm ngừa viêm gan B khi mang thai và mắc bệnh trong thời gian mang thai thì cần phối hợp theo phác độ điều trị của bác sĩ để tránh lây bệnh sanh thai nhi. Trẻ sau khi sinh ra cần được tiêm phòng viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu. Sau đó, trong quá trình nuôi con, người mẹ cần tiếp tục dùng thuốc, chú ý đến các thói quen sinh hoạt để bảo vệ con khỏi nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.



Tác giả: Nụ Nguyễn