Những lưu ý khi tập luyện phục hồi thoái hóa cột sống

Những lưu ý khi tập luyện phục hồi thoái hóa cột sống
Người bị thoái hóa cột sống có nên tập luyện thể dục? Nếu có lưu ý khi tập luyện phục hồi thoái hóa cột sống là gì? Tất cả những câu hỏi mà bạn quan tâm sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!

Cùng với sự già đi của cơ thể, hiện tượng thoái hóa cột sống là bệnh lý không thể tránh khỏi ở độ tuổi qua 30. Đặc trưng của căn bệnh này là cảm giác đau nhức đột ngột và kéo dài dai dẳng, cản trở nghiêm trọng sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Để cải thiện cơn đau, người bệnh cần lưu ý khi tập luyện phục hồi thoái hóa cột sống nếu không muốn tình trạng này nặng hơn. 

1. Người bị thoái hóa cột sống có nên tập thể dục?

Trước khi bước vào những lưu ý khi tập luyện phục hồi thoái hóa cột sống, chúng ta cần giải đáp thắc mắc cơ bản của nhiều bệnh nhân. Đó chính là thoái hóa cột sống nên hay không nên tập thể dục điều trị?

Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh đã chỉ ra rằng, việc ngồi hay nằm trong một tư trong thời gian dài sẽ khiến các khớp xương, cơ bị co cứng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh cơ bắp, gây trở ngại cho việc hoạt động.

Chính vì vậy, lưu ý hàng đầu đối với bệnh nhân bị thoái hóa đó chính là duy trì chế độ luyện tập khoa học và phù hợp. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn mang lại sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ, dây chằng. 

2. Những lưu ý khi tập luyện phục hồi thoái hóa cột sống

Rèn luyện thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên là phương pháp tốt giúp phục hồi cơ xương khớp. Tuy nhiên, điều đầu tiên cần lưu ý khi tập luyện đó chính là lựa chọn bài tập phù hợp.

Ngược lại, nếu người bệnh chọn các động tác không thích hợp để luyện tập với cường độ mạnh, tình trạng đau nhức, thoái hóa không những không được khắc phục mà còn trầm trọng hơn. Vì vậy, khi áp dụng chế độ tập thể dục, người bệnh cần đặc biệt lưu ý các điều sau: 

- Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa điều trị: Mỗi người bệnh, tùy vào mức độ thoái hóa mà bác sĩ sẽ khuyên bạn áp dụng các loại bài tập nào phù hợp. Cũng như cảnh báo những động tác không nên thực hiện. Khi bác sĩ đã đưa ra cảnh báo, bạn cần nghiêm túc tuân thủ cũng như ghi nhớ cẩn thận. Không nên luyện tập quá sức, vì điều này không tốt cho cơ thể. 

- Đối với những bài tập đòi hỏi các động tác phức tạp, xoay chuyển, vặn cột sống nhiều, tốt nhất người bệnh chỉ nên thực hiện khi có sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu. Nguyên tắc tập luyện phục hồi thoái hóa cột sống này sẽ đảm bảo giúp bạn làm tư thế đứng cong người và nâng vật. Đồng thời, chuyên gia sẽ hướng dẫn, điều chỉnh giúp bạn về mức độ căng, giãn cơ phù hợp, an toàn.

- Khi mới bắt đầu luyện tập phục hồi thoái hóa cột sống, bạn không nên vội vàng. Hãy bắt đầu từ những động tác cơ bản, từ từ, nhẹ nhàng. Hãy chú ý quan sát động tác và làm theo hướng dẫn của chuyên gia. 

- Trong quá trình tập luyện, việc hít thở sâu và đều cũng cần được lưu ý. Bạn nên cố gắng duy trì hơi thở bằng việc hít vào thở ra đều đặn để cung cấp oxy cho cơ thể cũng như giúp cải thiện tuần hoàn máu. Điều này rất tốt cho các cơ bắp. 

- Khi tập, nếu bạn cảm thấy cơn đau bất ngờ xuất hiện, hãy dừng lại và đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chẩn đoán. 

Thực tế đã cho thấy, các bài tập phục hồi giúp đẩy lùi các cơn đau cũng như tình trạng tê cứng cột sống, vai, cổ hiệu quả. Bởi vậy, để giữ cho cơ thể luôn dẻo dai, hãy chú ý các lưu ý khi tập luyện phục hồi thoái hóa cột sống. 

Thường xuyên áp dụng các bài tập phù hợp, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng suy giảm chức năng vận động. 



Tác giả: Nguyễn Thị An