Những lưu ý khi phẫu thuật gai cột sống

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những lưu ý khi phẫu thuật gai cột sống
Để phẫu thuật gai cột sống thành công đòi hỏi hội tụ nhiều yếu tố khác nhau từ bác sĩ, bệnh nhân cho tới các trang thiết bị vật chất phụ trợ.

Phẫu thuật gai cột sống là một phương pháp phổ biến trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, để việc chữa bệnh thành công, bệnh nhân cần phải chú ý một vài lưu ý dưới đây.

Gai cột sống là căn bệnh được gây nên từ sự nhô khỏi mặt bên, phần thân của các mỏm xương nhỏ tại các đốt sống. Các mỏm xương này hình thành bởi các tổn thương của đốt sống và đầu sụn. Biểu hiện của bệnh là các cơn đau dai dẳng do rễ thần kinh bị chèn ép bởi các gai xương sống. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng như teo khớp, mất khả năng vận động.

Phẫu thuật gai cột sống là phương pháp chữa bệnh tác động vạo cột sống, loại trừ gai xương. Đây là phương pháp khoa học hiện đại đang được nhiều bệnh nhân tin dùng hiện nay.

Tuy nhiên, không như nhiều lời đồn đoán, phương pháp này được đánh giá không phải là phương án tối ưu để chữa bệnh. Cách loại bỏ gai xương này cũng ẩn chứa trong mình tỉ lệ phần thăm thất bại cao đi kèm với nhiều dạng biến chứng.

1.  Khi nào cần phẫu thuật gai cột sống

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh gai cột sống đang có xu hướng dần trẻ hóa. Vậy nên, phần lớn bệnh nhân đều mong muốn loại bỏ căn bệnh này càng nhanh càng tốt bằng cách phẫu thuật.

Dẫu vậy, các chuyên gia lại cho rằng, không phải trường hợp nào cũng nên sử dụng cách này. Lựa chọn phẫu thuật gai cột sống đòi hỏi rất nhiều yếu tố như tinh thần bệnh nhân, triệu chứng bệnh, mức độ nặng nhẹ, chi phí, cơ sở trang thiết bị,… Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ và mắc bệnh lại cũng rất cao.

Với từng giai đoạn bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh phù hợp. Ví dụ:

- Giai đoạn khởi phát: bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kết hợp với các bài tập theo hướng dẫn, bấm huyệt,…

- Giai đoạn trung bình: các loại thuốc chuyên dùng được khuyên dùng để loại bỏ và hạn chế các cơn đau dai dẳng.

- Giai đoạn nghiêm trọng: bệnh nhân được trải qua các bài kiểm tra. Nếu các phương pháp trước không có tác dụng, bệnh nhân mới được khuyên dùng cách phẫu thuật chữa gai cột sống.

Tóm lại, phẫu thuật gai cột sống chỉ được khuyên dùng cho các bệnh nhân không phản ứng với thuốc, vật lý trị liệu hoặc có khả năng gặp tác dụng phụ, biến chứng. Thời điểm phù hợp nhất để tiến hành là khi bệnh đã nặng, các phương pháp khác không còn nhiều hiệu quả.

2.  Phẫu thuật gai cột sống có nguy hiểm không?

Trên thực tế, không một bác sĩ hay cơ sở y tế nào có thể tự tin khẳng định có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh 100%. Các tác dụng phụ, biến chứng sau phẫu thuật cũng có thể xuất hiện khác xa so với dự đoán ban đầu của chuyên viên y tế.

Bản thân phương pháp phẫu thuật gai cột sống này cũng có những nhược điểm. Nó không thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, khiến gai xương có thể phát triển trở lại. Các biến chứng sức khỏe cũng có thể xảy ra nếu bệnh nhân chủ quan với sức khỏe bản thân.

Trong hoặc sau khi phẫu thuật gai cột sống, bệnh nhân có thể gặp phải một vài biến chứng như:

- Viêm, đau nhức hoặc nhiễm trùng tại vết mổ.

- Tổn thương cấu trúc dây thần kinh.

- Rách màng cứng.

- Cơ thể ảnh hưởng bởi thuốc mê.

- Gai phát triển trở lại.

- Mất máu.

- Tinh thần kém do chi phí điều trị cao.

Dẫu vậy, với sự phát triển của nền y khoa hiện đại, tỉ lệ nguy hiểm sẽ ngày càng được suy giảm. Các phát minh y khoa mới, đội ngũ bác sĩ chuyên cao tay nghề cao có thể mang lại sức khỏe cho bệnh nhân. Và quan trọng hơn, nếu phát hiện bệnh sớm và chữa trị đúng cách, tỉ lệ xuất hiện biến chứng, tác dụng sẽ được kiềm chế hiệu quả hơn.

3. Làm thế nào để hạn chế gai cột sống tái phát

Khi đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật gai cột sống, bệnh nhân nên phải chuẩn bị cho cả quá trình trước, trong khi phẫu thuật và hồi phục sau phẫu thuật. Cụ thể, bệnh nhân có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:

- Thay đổi thói quen sống, phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Trong trường hợp thói quen sống là nguyên nhân gây bệnh gai cột sống thì tỉ lệ mắc lại bệnh rất cao. Nguyên nhân này rất phổ biến với các nhân viên văn phòng hoặc công nhân lao động nặng.

- Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ định của bác sĩ.

- Tập các bài vật lý trị liệu để thúc đẩy quá trình hồi phục, tạo điều kiện cho các khớp được linh hoạt hơn. Nếu không thể tự tập một mình, bệnh nhân có thể yêu cầu sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên viên hay người thân.

- Tuân thủ phác đồ điều trị tới cùng. Tuyệt đối không được bỏ dở quá trình điều trị khi bắt đầu có một số dấu hiệu thuyên giảm.

- Không tự ý thay đổi phương pháp hoặc thuốc điều trị mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để bổ sung sức lực cho cơ thể mau khỏe.

- Cân nặng nên duy trì ở mức vừa phải, tránh tăng cân quá mức hay gầy đột ngột.

- Thăm khám tại trung tâm y tế thường xuyên. Nếu có bát cứ dấu hiệu gì lạ thường đều phải báo với người chăm sóc và bác sĩ điều trị.

Bên cạnh những tiêu chí phẫu thuật gai cột sống cần đảm bảo ở trên, bệnh nhân cũng luôn cần giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ trước mọi diễn biến bệnh tật. Đây chính là điểm khởi đầu cần thiết cho quá trình điều trị của mọi căn bệnh!


Tác giả: Quang Anh