Với trẻ em dưới 3 tuổi, 1-3 là số lần trẻ có thể mắc tiêu chảy trong một năm. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở các bạn nhỏ, có trên 1 tỷ lượt mắc phải mỗi năm và hàng triệu lượt trẻ tử vong do tiêu chảy.
Các trường hợp tử vong chủ yếu ở các nước đang phát triển có điều kiện chăm sóc y tế còn hạn chế, do những sai lầm trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em được chia thành: tiêu chảy cấp, tiêu chảy mãn tính và bệnh lỵ. Tiêu chảy cấp chính là triệu chứng hay gập nhất ở trẻ em.
Tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu là tiêu chảy cấp (Ảnh: Internet)
Nếu điều trị tiêu chảy ở trẻ em không đúng cách và kịp thời, trẻ sẽ bị mất nước rất nhanh. Nếu mất nước và chất điện giải quá nhiều trong thời gian ngắn có thể dẫn đến suy nhược và tử vong. Tiêu chảy cũng gây ra sự rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng và khoáng chất bên trong cơ thể trẻ.
Thời gian trẻ mắc tiêu chảy càng kéo dài thì tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ càng có nguy cơ cao trở nên trầm trọng. Khi trẻ suy dinh dưỡng, điều trị tiêu chảy ở trẻ càng khó khăn hơn.
Tăng thời gian bú và lượng sữa cho trẻ nếu bé vẫn trong giai đoạn bú sữa. Sau mỗi lần bé đi ngoài phân lỏng, bố mẹ hãy cho uống khoảng 50-100ml dung dịch oresol để bù lượng nước và điện giải đã mất do tiêu chảy.
Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm hoặc trẻ lớn, bố mẹ hãy bổ sung nước tối đa cho con bằng tất cả các loại nước cháo, nước trái cây con thích, nhưng tuyệt đối không sử dụng nước ngọt có ga và các thực phẩm nhiều đường.
Bù nước là lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở trẻ em quan trọng nhất (Ảnh: Internet)
Bố mẹ hãy tiếp tục duy trì nhiều bữa ăn cho con trong ngày, cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, nấu chín kỹ, xay nhỏ. Không nên cho bé ăn các món tanh, giàu chất béo vì sẽ khó tiêu, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
Một lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở trẻ em là cần bổ sung kẽm. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà nên cho bé uống viên kẽm khoảng 10-14 ngày. Vi chất này rất có lợi trong điều trị tiêu chảy ở trẻ cũng như có khả năng ngăn ngừa căn bệnh này.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần liên tục theo dõi tình trạng bệnh của con. Cần đưa con đến bệnh viện ngay khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào như sốt cao, bỏ ăn, da khô tái hay đi ngoài có màu lạ.