Ở giai đoạn hậu phẫu, cơ thể người bệnh ung thư rất cần được chăm sóc và điều dưỡng hợp lý để mau chóng hồi phục. Do vậy cần có những kiến thức, hiểu biết khi chăm sóc bệnh nhân ung thư máu.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được quan sát và theo dõi cẩn thận để bác sĩ có thể nắm được sự phát triển hay thay đổi bệnh trạng nhằm tiến hành các hoạt động chăm sóc có hiệu quả nhất.
Mỗi bệnh nhân cụ thể sẽ xuất hiện bệnh trạng khác nhau nên quá trình chăm sóc trước và sau phẫu thuật cũng khác nhau. Do đó, cần có sự quan sát kỹ lưỡng, liên tục để có sự điều trị, chăm sóc kịp thời và chính xác. Trong thời gian phục hồi tại bệnh viện, các y tá và bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi các chỉ số về sức khoẻ bao gồm thân nhiệt, nhịp mạch, hô hấp và huyết áp… để xác định mức độ phục hồi sức khỏe của người bệnh.
Trong thời gian chăm sóc bệnh nhân ung thư máu, người nhà bệnh nhân cần phối hợp với các y tá, bác sĩ quan sát và theo dõi tình hình của bệnh nhân liên tục. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, vết thương của bệnh nhân sẽ đươc băng bó kín, thay và rửa vết thương vài hôm một lần. Đối với một số trường hợp cần dùng ống dẫn dịch thì ống ở trên vết thương sẽ được để lại cho đến khi hết dịch.
Nếu những ống này liền với bình dẫn dịch thì mỗi ngày phải thay một lần. Thông thường thì 3-7 ngày sau phẫu thuật thì có thể rút các ống ra, ít nhất 10 ngày sau thì có thể tháo chỉ. Bệnh nhân và người nhà sẽ được hướng dẫn cách xử lý và băng bó vết thương sau khi xuất viện để có thể tự chăm sóc bệnh nhân ung thư máu tại nhà.
Ban đầu, vận động thân thể một chút cũng có vẻ như không thể. Dần dần, việc vận động cơ thể sẽ tốt cho người bệnh, nhưng cần phải vận động đều và tăng dần mới được. Thông thường sau phẫu thuật 1 đến 2 ngày, người bệnh sẽ được khuyến khích bắt đầu tập ngồi, sau đó lượng vận động sẽ tăng dần và việc đi lại sẽ dần hồi phục.
Mặc dù bạn vẫn phải mang theo rất nhiều loại ống và bình nhưng y tá sẽ giúp bạn hoàn thành việc này. Vài ngày sau đó, những ống và bình này sẽ lần lượt được tháo ra, việc đi lại sẽ dễ dàng hơn, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bạn bắt đầu hồi phục trở lại. Sau phẫu thuật, bác sĩ điều trị chăm sóc sẽ đến giúp bạn điều trị hô hấp và tập luyện chân.
Nhiều trường hợp phẫu thuật ung thư mà người bệnh không thể ăn uống được như ung thư vòm họng, thực quản, dạ dày…, bác sĩ sẽ dùng phương thức cung cấp dinh dưỡng qua tĩnh mạch để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sau đó, bệnh nhân có thể bắt đầu uống nước và dần dần có thể ăn uống được.
Khi có thể ăn uống bình thường, người bệnh cần hấp thụ nhiều thức ăn có chứa protein và chất xơ, hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và các thực phẩm không hợp vệ sinh.
Protein: có nhiều trong sữa bò, trứng gà, các loại cá, các loại thịt gia cầm, các sản phẩm từ đậu…
Chất xơ: có nhiều trong rau củ, cà chua, trái cây… đặc biệt là các loại thực phẩm có tác dụng chống lại ung thư như củ cải, nấm hương, mộc nhĩ, các loại đỗ, măng tây,…
Bệnh nhân sau phẫu thuật thường yếu và không ăn được nhiều, thậm chí một số trường hợp bệnh nhân không nói được ngay do phẫu thuật tại các cơ quan liên quan đến cổ họng. Sau phẫu thuật, do sức khoẻ còn yếu, nên gia đình và người thân cần có chế độ chăm sóc bệnh nhân ung thư máu đặc biệt và cẩn thận.
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể kết hợp với việc dùng thuốc nam để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ. Khi lựa chọn điều trị bằng đông y thì cần phải theo dặn dò của bác sĩ, lựa chọn những loại thuốc nam giảm đau và tiêu viêm có hiệu quả tốt sẽ làm tăng khả năng hấp thụ, có tác dụng tích cực nhất định trong việc nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, chống tế bào ung thư tái phát.