Sốt virus là bệnh xảy ra do cơ thể bị nhiễm một loại virus nào đó. Virus là những vi trùng nhỏ bé dễ dàng lây lan từ người sang người. Khi bị nhiễm virus, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể để chống lại virus và các vi trùng khác.
Không giống như tình trạng nhiễm khuẩn, sốt do virus không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Thay vào đó, hầu hết các loại thuốc chỉ điều trị hỗ trợ. Thời gian để khỏi bệnh hoàn toàn có thể mất từ vài ngày đến một tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà cần được ghi nhớ.
Những cơn sốt thường không đáng lo ngại khi bị sốt virus, nhưng khi cơn sốt lên quá cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đáng lo ngại. Cần theo dõi bệnh nhân và hiểu rõ khi nào nên tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Sốt cao có thể nguy hiểm đối với trẻ nhỏ hơn so với người lớn. Đây là dấu hiệu cần tới bệnh viện khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà với bệnh nhân là trẻ em:
- Trẻ em từ 0 đến 3 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C thì phải được theo dõi và chăm sóc thường xuyên, tùy vào từng tình huống cụ thể, trẻ có thể phải đi cấp cứu. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh dưới 28 ngày nếu có nhiệt độ trên 38,3 độ C thì phải cấp cứu ngay. Một số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng co giật khi nhiệt độ trẻ sơ sinh trên 38,9 độ C
- Trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C và chúng dễ bị kích thích hoặc buồn ngủ.
- Trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C và kéo dài hơn một ngày. Nếu trẻ có các triệu chứng khác, chẳng hạn như phát ban, ho hoặc tiêu chảy cần được đưa tới bệnh viện ngay.
- Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, hãy gọi bác sĩ nếu trẻ bị sốt liên tục trên 40 độ C.
Ngoài ra, hãy liên hệ bác sĩ nếu trẻ bị sốt và có các triệu chứng sau:
- Trẻ có vẻ thờ ơ và cáu kỉnh bất thường hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác.
- Cơn sốt kéo dài hơn ba ngày.
- Trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Mắt lờ đờ.
Sốt virus cũng có thể gây rủi ro cho người lớn trong một số trường hợp. Hãy đi khám ở các cơ sở y tế khi bị sốt trên 39 độ C hoặc cao hơn mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt, hoặc tình trạng sốt kéo dài hơn ba ngày. Bệnh nhân cũng nên tới bệnh viện nếu có các triệu chứng kèm theo như:
- Đau đầu dữ dội.
- Phát ban.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Cứng cổ,
- Nôn.
- Thường xuyên khó thở.
- Đau ngực hoặc đau bụng.
- Co giật.
Sốt siêu vi sẽ làm cho cơ thể bạn nóng hơn nhiều so với bình thường. Điều này khiến cơ thể đổ mồ hôi trong khi cố gắng hạ nhiệt, dẫn đến tình trạng mất nước ở bệnh nhân sốt virus.
Chính vì vậy, một trong những lưu ý cần phải nhớ khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà là bổ sung nhiều nước. Hãy cố gắng uống càng nhiều càng tốt để bổ sung lượng nước đã mất. Ngoài nước trắng, người nhà cũng nên cho người bệnh uống nước ép hoa quả, nước điện giải, oresol, canh, súp...
Hiện tượng sốt khi nhiễm virus là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang làm việc để chống lại nhiễm trùng. Hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để có thể giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngay cả khi bạn không thể dành cả ngày trên giường, hãy cố gắng tránh càng nhiều hoạt động thể chất càng tốt.
Đặc biệt, nên để người bệnh ngủ đủ từ 8 đến 9 tiếng hoặc hơn mỗi đêm khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà. Hạn chế làm việc và tránh tuyệt đối làm việc quá sức. Tốt nhất bạn nên tạm thời tập thể dục, cố gắng quá sức có thể làm cơn sốt cao và kéo dài hơn.
Thuốc hạ sốt không cần kê đơn (OTC) là cách dễ nhất để kiểm soát cơn sốt. Ngoài việc tạm thời hạ sốt, các loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy bớt khó chịu với những triệu chứng có thể gặp phải khi bị sốt virus.
Một điều cần lưu ý đặc biệt về sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà là cần chắc chắn rằng người bệnh tiếp tục nghỉ ngơi ngay cả khi họ cảm thấy tốt hơn trong vài giờ sau khi dùng thuốc OTC.
Các thuốc giảm sốt OTC phổ biến bao gồm:
- Acetaminophen (Tylenol, Tylenol của trẻ em).
- Ibuprofen (Advil, Advil, Motrin)
- Aspirin naproxen (Aleve)
Trước khi sử dụng thuốc hạ sốt OTC, hãy ghi nhớ thông tin an toàn sau đây khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus:
- Không bao giờ cho trẻ em uống aspirin. Nó có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng.
- Đừng dùng nhiều hơn những gì nhà sản xuất khuyến nghị. Làm như vậy có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, tổn thương gan hoặc các vấn đề về thận.
- Ghi lại thời gian khi bạn dùng thuốc hạ sốt OTC khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà để có thể chắc chắn rằng bệnh nhân không dùng quá nhiều trong khoảng thời gian 24 giờ.
Khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus mà thấy nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng quá cao, cần tìm cách hạn chế sự ấm lên dưới bất kỳ hình thức nào. Không được đắp chăn hoặc tiếp xúc với nước nóng, lò sưởi hay bất kỳ thiết bị nào dùng để giữ ấm. Tốt nhất cho bệnh nhân mặc quần áo mỏng bằng vải dệt để thoáng khí. Tuyệt đối không mặc áo sơ mi dày, áo len và áo jacket cũng như mũ trùm đầu.
Những điều có thể làm khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus để hạ nhiệt một cách an toàn bao gồm:
- Dùng một chiếc khăn mỏng nhúng vào nước ấm rồi bắt đầu lau người bệnh nhân. Chú ý lau kỹ vùng mách, bẹn và háng, hoặc để kẹp khăn ấm vào phần nách. Tuyệt đối không được lau người bằng nước lạnh hay dùng dầu gió.
- Khi chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà, cần thường xuyên dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của người bệnh.
Sốt virus thường không có gì đáng lo ngại và mọi người hoàn toàn có thể chăm sóc bệnh nhân sốt virus tại nhà. Nhưng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường, hoặc sốt không hết sau hai ngày hoặc lâu hơn, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/viral-fever-home-remedies#rest