Những lưu ý cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống khi sử dụng thuốc giảm đau

Những lưu ý cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống khi sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau để giảm thiểu triệu chứng đau do bị thoái hóa cột sống là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhưng, bệnh nhân nên lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc giảm đau?

1. Các loại thuốc giảm đau được dùng trong thoái hóa cột sống

Hiện nay, nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để giảm đau cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Về cơ bản, các thuốc này thuộc hai nhóm chính:

- Thuốc giảm đau theo bậc của WHO: Là các thuốc giảm đau thường được dùng để giảm đau cho bệnh bị thoái hóa cột sống theo bậc đau (mức độ đau) quy định bởi WHO. Bao gồm các thuốc Paracetamol, Tramadol, Codein, Opioids. Mỗi bậc đau sẽ được sử dụng các loại thuốc phù hợp.

- Thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid: Bên cạnh tác dụng giảm đau còn có tác dụng kháng viêm. Những thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid thường được dùng cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống như Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Entoricoxib,...

- Cortecoids: Chỉ được dùng với một số bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có tình trạng bệnh đặc biệt. Chống chỉ định dùng đường uống mà bắt buộc tiêm tại chỗ.

2. Những điểm bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Do mỗi loại thuốc giảm đau được sử dụng đều có những đặc điểm tác dụng riêng, sự phù hợp không giống nhau với các tình trạng bệnh và các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khác nhau khi sử dụng nên người bệnh bị thoái hóa cột sống cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây khi sử dụng thuốc giảm đau.

- Chỉ uống thuốc theo đơn của bác sĩ: Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống chỉ sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ sau khi thực hiện thăm khám và chẩn đoán. Không tự ý mua thuốc bên ngoài theo kinh nghiệm, theo giới thiệu để uống giảm đau.

- Khai báo các dị ứng và các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ: Khi muốn sử dụng thuốc giảm đau, bệnh nhân nên khai báo các dị ứng, quá mẫn của bản thân và các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ trong quá trình kê đơn. Điều này là vô cùng quan trọng, bởi việc khai báo thiếu có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như dị ứng thuốc, tương tác các loại thuốc sử dụng cùng lúc,...

- Chỉ sử dụng các thuốc có nguồn gốc rõ ràng: Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống khi sử dụng thuốc giảm đau cần lưu ý, chỉ được sử dụng các loại thuốc có nguồn gố rõ ràng do cơ sở y tế được cấp phép cung cấp. Sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc không những không thể đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh mà còn có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí ngộ độc thuốc.

- Hạn chế sử dụng đường tiêm: Tuy rằng các loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có thể giảm bớt các tác dụng phụ toàn thân bằng cách sử dụng đường tiêm đưa thuốc vào cơ thể. Nhưng sử dụng đường tiêm gây ra nhiều bất lợi như bệnh nhân buộc phải đến cơ sở y tế, phải tiêm quá nhiều tại cùng một khu vực,... Do vậy, nên sử dụng đường uống để giảm đau tại nhà.

- Bảo quản thuốc tốt: Sau khi bệnh nhân bị thoái hóa cột sống mua thuốc về sử dụng, nên bảo quản thuốc thật tốt để sử dụng, tránh thuốc bị hỏng do bảo quản không đúng cách. Thuốc cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao.

- Không lạm dụng thuốc giảm đau: Bệnh nhân không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau do bị thoái hóa cột sống. Lạm dụng thuốc giảm đau không những gây nên tình trạng quen thuốc, nhờn thuốc mà còn làm gia tăng tác tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Đặc biệt, đối với Corticoid bệnh nhân chỉ được tiêm ba lần một năm ở vị trí đau.

Trên đây là một số những lưu ý bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cần nhớ khi sử dụng thuốc giảm đau để điều điều trị bệnh.


Tác giả: QN