Những lưu ý cần nhớ khi tiêm phòng viêm gan B

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những lưu ý cần nhớ khi tiêm phòng viêm gan B
Theo thống kê thì có tới 20% người bệnh bị viêm gan B mãn tính có thể phát triển thành chứng xơ gan và trong số 2,5% bệnh nhân xơ gan đó đều có nguy cơ bị ung thư gan mỗi năm. Việc tiêm phòng viêm gan B trở nên rất quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ. Nhưng tiêm phòng viêm gan B cần lưu ý những gì?

Về mặt so sánh thì việc điều trị viêm gan B mãn tính khỏi là khá phức tạp và tốt kém, vì thế mà thay vì chữa bệnh thì việc tiêm phòng viêm gan B lại có hiệu quả và cách thực hiện đơn giản hơn rất nhiều.

Bộ Y tế thống kê rằng, ở Việt Nam có từ 8% đến 25% dân số bị nhiễm virus viêm gan B với các mức độ khác nhau. Chính điều này khiến việc tiêm phòng viêm gan B trở nên quan trọng hơn cả.

Tiêm phòng viêm gan B hiện nay khá phổ biến nhưng không phải cứ tiêm là được. Dưới đây là những lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cần phải nhớ:

1. Bắt  buộc phải xét nghiệm trước khi tiêm phòng viêm gan B

Hiện tại thì ở Việt Nam vẫn chưa có một chống chỉ định nào cho việc tiêm phòng viêm gan B mà chỉ có phổ cập tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh. Việc tiêm phòng ở người lớn được thực hiện nếu như chưa bị nhiễm viêm gan B.

Việc xét nghiệm trước khi tiêm phòng viêm gan B được thực hiện với mục đích kiểm tra xem cơ thể có bị nhiễm virus hay không, đã có kháng thể chưa. Nếu có thì thay vì tiêm phòng viêm gan B thì phải điều trị thích hợp. Hai xét nghiệm tối thiểu trước khi tiêm phòng là HbsAg và antiHBs.

Cụ thể như sau:

- Âm tính HBsAG và dương tính với anti-HBs: người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã tạo ra được kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm phòng

- Âm tính với HBsAG và anti-HBs: chưa bị nhiễm virus HBV bao giờ nên cần tiêm phòng viêm gan B

- Dương tính với HBsAG và âm tính với anti-HBs: lúc này cơ thể bạn đã bị nhiễm HBV nhưng chưa được bảo vệ và cũng chưa cần phải tiêm phòng viêm gan B. Dựa vào tình trạng cụ thể của bạn là gì mà bác sĩ sẽ quyết định phải điều trị bằng thuốc hay chỉ cần theo dõi (thể ngủ và thể hoạt động).

2. Ghi nhớ mũi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại

Để có thể đảm bảo được hiệu quả của mũi tiêm phòng viêm gan B thì việc tiêm nhắc lại đúng lịch là yêu cầu bắt buộc. Hiện nay mũi nhắc lại trong tiêm phòng viêm gan B được thực hiện theo lịch ) - 1 - 6 đối với người lớn. Cụ thể như sau:

+ Mũi số 1: tiêm sau khi đủ điều kiện chích ngừa

+ Mũi số 2: sau mũi tiêm số 1 một tháng

+ Mũi 3: sau mũi tiêm phòng viêm gan B số 2 sáu tháng.

Sau khi tiêm mũi số 3 khoảng 1 - 2 tháng thì bạn có thể làm thêm xét nghiệm antiHBs để kiểm tra xem cơ thể có đủ kháng thể bảo vệ hay không (antiHBs ≥ 10 mIU/mL).

Đối với trẻ em thì mũi tiêm phòng viêm gan B được thực hiện theo thứ tự:

+ Mũi 1: 24 giờ đầu sau khi sinh

+ Mũi 2: tháng đầu tiên

+ Mũi 3: tháng thứ 6

+ Mũi 4: là mũi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cách mũi 3 một năm

+ Mũi 5: tiêm nhắc sau mũi 4 tám năm.

3. Cần tiêm lại khi nồng độ kháng thể xuống thấp

Vấn đề tiêm phòng viêm gan B có hỗ trợ phòng bệnh viêm gan B 100% hay không luôn là một câu hỏi được thắc mắc rất nhiều. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng việc tiêm phòng viêm gan B không thể ngăn ngừa 100% việc lây nhiễm virus nhưng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả.

Nếu người lớn tiêm đủ 3 mũi nhắc lại thì cơ thể sẽ được bảo vệ trong một thời gian dài với khả năng tạo kháng thể lớn hơn 90%.

Trong một vài trường hợp thì lượng kháng thể có thể giảm xuống dưới mức có thể bảo vệ như trường hợp của bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo hay bệnh nhân phải làm truyền máu thường xuyên do bị một bệnh lý nào đó.

Cụ thể, khi có đủ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm ngừa 3 mũi vắc-xin, bạn sẽ được bảo vệ trong thời gian lâu dài, nhưng khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định việc kiểm tra kháng thể và tiêm nhắc vaccine để giúp gia tăng nồng độ kháng thể.


Tác giả: Phạm Thanh