Táo bón nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, mẹ bầu không được xem nhẹ bệnh táo bón mà cần phải điều trị dứt điểm ngay hôm nay.
Khi bị táo bón, cơ thể mẹ sẽ cảm thấy đầy hơi, khó chịu, ăn không tiêu do đó thường chán ăn, bỏ bữa. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không? (ảnh Internet).
Chất thải của cơ thể nếu không được đào thải ra bên ngoài, lâu dần có thể lan truyền chất độc, có thể gây bệnh cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, việc dùng sức để rặn trong mỗi lần đi đại tiện còn có thể làm mẹ bầu bị sảy thai.
Một điều quan trọng nữa là các chất độc có trong chất thải như phenol, amoniac, indol... nếu để tích tụ lâu ngày sẽ hấp thụ ngược vào máu, lan truyền khắp cơ thể dẫn tới nhiễm độc mãn tính, nguy hiểm đến sức khỏe của cả bà bầu và em bé.
Lời khuyên bổ ích dành cho bà bầu bị táo bón là nên tập đi đại tiện đúng giờ. Nếu có cảm giác muốn đi đại tiện, hãy đi ngay, không được nhìn tránh làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sau khi đi đại tiện, mẹ bầu nên rửa sạch hậu mô bằng nước ấm hoặc ngồi trong nước để hạn chế tổn thương vùng hậu môn.
Lưu ý, bà bầu bị táo bón tuyệt đối không nên rặn lâu vì rất dễn gây ra bệnh trĩ và có nguy cơ sản thai.
Nhiều bà bầu khi bị táo bón không biết có được dùng thuốc thụt hay không. Câu trả lời là có thể, tuy nhiên chỉ nên thụt một lần, bởi nếu lạm dụng thuốc thụt nhiều lần, bà bầu sẽ bị phụ thuộc vào thuốc thụt, không thể tự đi đại tiện được. Ngoài ra, lạm dụng thuốc thụt có thể làm tổn thương vùng hậu môn của bà bầu.
Thêm một lời khuyên khác, bà bầu nên tập luyện thể thao nhẹ nhàng, uống nhiều nước mỗi ngày kết hợp với chế dộ dinh dưỡng khoa học để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Bà bầu nên tập luyện thể thao kết hợp chế độ ăn uống khoa học để cải thiện bệnh táo bón (ảnh Internet).
Để cải thiện tình trạng táo bón ở bà bầu, hiệu quả nhất là thực hiện cải thiện chế dộ ăn uống hàng ngày. Hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh vào bữa ăn hàng ngày, thêm vào đó là các loại hạt sấy khô tự nhiên như quả óc chó, hạnh nhân, hạt chia, quả mắc ca... Những loại quả này ngoài cung cấp chất xơ, chất dinh dưỡng cho bà bầu còn giúp thai nhi phát triển trí não tốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh mì trắng và những thức ăn từ ngô dễ gây táo bón, bà bầu nên hạn chế ăn. Bà bầu cũng không nên ăn nhiều tinh bột và các đồ ăn nóng, đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, khi cần chiên, xào để đổi bữa thì nên dùng dầu ô iu nguyên chất.
Nhiều loại hoa quả như cam, chanh, chuối, bưởi, táo... và sữa chua cũng là những gợi ý hay để đổi bữa cho bà bầu.
Lời khuyên bổ ích dành cho bà bầu bị táo bón là nên ăn nhiều rau xanh (ảnh Internet).
Trong thời gian mang thai, tử cung gây chèn ép lên bàng quang dẫn tới tình trạng bà bầu phải đi tiểu nhiều lần, cả ngày lẫn đêm. Chính vì điều này, một số mẹ bầu ngại phải uống nước, tuy nhiên suy nghĩ đó đã vô tình làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón khi mang thai.
Lời khuyên bổ ích dành cho bà bầu là nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để tránh cơ thể mất nước và hạn chế bệnh táo bón.
Bà bầu nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày (ảnh Internet).
Buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ là thời gian thích hợp để uống nhiều nước. Một cốc sữa tươi hay một cốc nước pha với mật ong có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh nặng, bầ bầu có thể hòa thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong sữa và uống mỗi ngày.
Theo bạn, bà bầu bị táo bón không nên ăn gì?
Bà bầu bị táo bón không nên ăn đồ ăn cay nóng và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, chè đặc, cà phê, hương liệu ớt. Đặc biệt không nên ăn rau ngót, rau sam, rau chùm ngây và rau ngải cứu bởi những loại rau này có khả năng khiến bà bầu sinh non hoặc sảy thai.
Bà bầu không nên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích (ảnh Internet).
Đặc biệt, bà bầu cần phải thay đổi thói quen ăn uống phiến diện, không nên ăn các món quá tinh chế, ít bã như bột gạo tinh chế.