Tăng huyết áp là một bệnh lí vô cùng nguy hiểm vì nó có thể để lại những di chứng nặng nề như đột quỵ, bại liệt, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị tăng huyết áp bằng những loại rau củ được liệt kê dưới đây.
Với các bệnh nhận đã được chuẩn đoán và kê đơn điều trị của bác sĩ về bệnh tăng huyết áp, cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị. Một điều vô cùng quan trọng góp phần tích cực vào hiệu quả trong quá trình điều trị là chế độ tập luyện, ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lí cùng một chế độ ăn thông minh, có lợi cho tim mạch.
Một số loại thực phẩm dưới đây được chứng minh có tác dụng rất tốt trong điều trị tăng huyết áp, cho thấy hiệu quả chỉ số huyết áp giảm xuống sau khoảng 2 tuần. Đây là các loại thực phẩm dễ tìm, nên được bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của các bệnh nhân.
Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đã được công bố gần đây, chất oxy hóa mang tên alucoraphanin dồi dào trong rau mầm có tác dụng điều trị tăng huyết áp, giảm viêm ở tim, thận, động mạch. Chất này cũng ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, đau tim.
Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều rau thông thường (Ảnh: Internet)
Rau mầm là loại rau đặc biệt được thu hoạch sau khi các hạt giống nảy mầm vài ngày. Hiện nay, rau mầm được bán khá phổ biến do công dụng ngày càng được nhiều người công nhận.
Bạn cũng có thể tự ươm rau mầm tại nhà bằng cách mua hạt giống và ủ với các nguyên liệu đơn giản như cát, rơm. So với các loại rau trồng thông thường, rau mầm mang lại hàm lượng khoáng chất và vitamin cao hơn gấp nhiều lần.
Tỏi là một bài thuốc đa năng không còn xa lạ với chúng ta. Khí nóng trong tỏi sinh ra khi được hấp thụ trong cơ thể người có khả năng làm giãn nở động mạch. Hãy duy trì thói quen ăn một củ tỏi mỗi ngày, sau ba tháng, bạn sẽ thấy sự chuyển biến rõ rệt trong sức khỏe tim mạch của mình đấy.
Cần tây rất tốt trong điều trị tăng huyết áp (Anh: Internet)
Tác dụng điều trị tăng huyết áp của rau cần tây đến từ hợp chất 3-n-butyl phthalide có trong loại rau này. Hợp chất trên có tác dụng giãn cơ, giãn mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, lượng vitamin C, các khoáng chất như magie, kali cũng góp phần giảm huyết áp tích cực. Theo nghiên cứu được đăng trên tờ New York Time, những người sử dụng cần tây hằng ngày tỏng khẩu phần ăn có nguy cơ tăng huyết áp nhỏ hơn 12 đến 14% so với những ai không ăn cần tây.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch của Mỹ, huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân tăng huyết áp giảm rõ rệt sau 8 tuần nếu tiêu thụ thường xuyên khoảng 250mg chiết xuất cà chua.
Trong cà chua có chứa lycopene, đây là chất chống oxy hóa và có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.
Đặc biệt, lycopene còn có tác dụng giảm huyết áp và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim.
Chất kiềm mật trong rau cải cúc coa tác dụng điều trị tăng huyết áp. Không chỉ vậy, loại rau này còn có tác dụng bổ não, giảm cholesterol trong máu nhờ hàm lượng cao chất xơ thô có lợi.
Cải cúc giàu chất xơ thô có lợi (Ảnh: Internet)
Rau bina vốn được biết đến có hàm lượng folate cao có tác dụng ngăn chặn tăng huyết áp.
Ăn rau bina hằng ngày là cách đơn giản để bạn bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công của căn bệnh tăng huyết áo nguy hiểm.
Tỷ lệ kali trong rau diếp cao gấp 27 lần natri. Sự cân bằng nước trong cơ thể, thúc đẩy sự đào thải cặn bã, kích thích quá trình bài tiết và điều trị tăng huyết áp.
Rau diếp hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả (Ảnh: Internet)
Trong hành tây có chứa các chất có khả năng ổn định thành mạch máu và huyết áp, ngăn chặn tăng cholesterol trong máu nên rất phù hợp cho các bệnh nhân tăng huyết áp.
Mộc nhĩ đen có tác dụng đào thải chất cặn bã trong cơ thể, hạ huyết áp do chất keo đặc trong mộc nhĩ đen có khả năng kết dính rất cao giúp hút các chất cặn bã và giải phóng ra ngoài theo đường tiêu hóa.
Mộc nhĩ đen rất tốt cho tim mạch (Ảnh: Internet)
Để ngăn chặn xơ cứng động mạch, nguy cơ nhồi máu cơ tim, kiểm soát lượng cholesterol trong máu, nên sử dụng các loại thực phẩm giàu kali, ít natri như nấm hương.
Nấm hương giúp ngăn chặn xơ cứng động mạch (Ảnh: Internet)
Theo Sức khỏe Đời sống