Nếu dạ dày không tốt, thì dù thức ăn ngon đến mấy, bạn cũng chẳng thể cảm nhận được vị ngon của thức ăn, càng không thể hấp thu lượng dinh dưỡng một cách đầy đủ. Nếu bị đau dạ dày, bạn cần kiên trì mới có thể chữa khỏi, hơn nữa cũng cần rất thận trọng trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Nếu dạ dày không tốt, thay vì ăn 3 bữa, bạn nên ăn 5 bữa nhỏ một ngày, bao gồm bữa sáng, bữa phụ, bữa trưa, bữa phụ và bữa tối. Nghiên cứu cho thấy, ăn uống một cách có quy luật sẽ giúp hình thành phản xạ có điều kiện, có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Ngoài ra, dân gian cũng có rất nhiều cách để chữa bệnh dạ dày, như thường xuyên ăn cháo, uống sữa, ăn gừng. Những cách này có thực sự có ích cho bệnh dạ dày?
Nhiều người cho rằng cháo nhuyễn và mềm, dễ tiêu hóa, sẽ làm giảm “gánh nặng” của dạ dày. Thực tế, cách nghĩ này không hoàn toàn đúng, nguyên nhân là khi ăn cháo, bạn thường ăn rất nhanh, không cần nhai kĩ, vì thế không kích thích dịch vị tiết ra, hơn nữa nước cháo nhiều sẽ làm loãng dịch vị, làm dạ dày giãn nở nhiều hơn, khiến dạ dày co bóp chậm hơn, không tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
Nếu bạn thích ăn cháo nóng thì thực chất, độ nóng của cháo cũng không có lợi cho sự kích thích dạ dày. Do đó, những người bị bệnh dạ dày không nên ăn cháo hàng ngày, mà nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
Khi dạ dày bị căng trướng, uống một cốc sữa nóng sẽ giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu này, bởi sữa có thể làm tiêu axit trong dạ dày, giúp hình thành một lớp màng tạm thời bảo vệ dạ dày, do đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng thường xuyên uống sữa tươi lại không tốt cho người bị bệnh dạ dày.
Thực tế đã chứng minh, tác dụng của lượng axit trong sữa tươi mạnh hơn tác dụng của axit trong dạ dày, vì thế không có lợi cho dạ dày. Sữa đậu nành lại là một lựa chọn không tồi cho bạn.
Gừng có tính nóng, và là một phương thuốc dân gian cổ truyền để chữa bệnh về tiêu hóa, vì thế mọi người thường cho rằng gừng cũng có thể chữa bệnh dạ dày. Nhưng cũng cần biết rằng, dạ dày là thực phẩm có tính kích thích, nếu dùng quá nhiều sẽ gây kích thích axit dạ dày tiết ra, làm bệnh dạ dày càng nặng hơn.