Những khó khăn về giao tiếp sau điều trị ung thư lưỡi và cách kiểm soát

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Những khó khăn về giao tiếp sau điều trị ung thư lưỡi và cách kiểm soát
Sau quá trình điều trị ung thư lưỡi bằng xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật, bệnh nhân sẽ gặp một số khó khăn trong nói chuyện, giao tiếp. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp phải và cách đối phó.

Sau quá trình điều trị ung thư lưỡi, các phương pháp điều trị giúp phục hồi chức năng phát âm của lưỡi là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Các phương pháp như xạ trị, hóa trị đều gây ra tổn thương cho lưỡi đặc biết với phẫu thuật cắt bỏ một phần lưỡi, các bác sĩ phải tiến hành tạo hình hoặc tái tạo lưỡi sau phẫu thuật.

Việc phát âm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các yếu tố liên quan đến lưỡi như thể tích lưỡi, độ linh động của lưỡi, hình dạng lưỡi,... Tuy nhiên, cả khi lưỡi người bệnh nguyên vẹn sau điều trị ung thư lưỡi hoặc đã được phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi sau phẫu thuật thì hồi phục hoàn hảo lưỡi 100% như ban đầu là điều không thể. Vì vậy, những ảnh hưởng đối với người bệnh sau điều trị ung thư lưỡi là rất khó tránh khỏi.

1. Thay đổi giọng nói

Sau điều trị ung thư lưỡi , giọng nói của người bệnh sẽ có nhưng thay đổi nhất định. Thông thường, giọng nói của bạn có thể trở nên khàn hơn, trầm hơn hoặc giọng nói có thể giống như lúc bạn bị cảm lạnh vậy, một số người còn có thể xảy ra tình trạng mất giọng

2. Khó khăn khi phát âm

Sau điều trị ung thư lưỡi, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nói một số từ hoặc âm cụ thể. Điều này xảy ra do sau quá trình điều trị ung thư lưỡi, người bệnh gặp phải một số vấn đề như: khô miệng, lưỡi có thể sưng đau hoặc nhiễm trùng, đau đớn khi nói chuyện hoặc đôi khi là chưa kiểm soát lưỡi tốt sau phẫu thuật tạo hình và tái tạo lưỡi.

Thông thường, các âm thanh bệnh nhân hay gặp lỗi khi phát âm sau điều trị ung thư lưỡi là các âm bật, âm mũi, và những vần cần có sự kết hợp phần giữa lưỡi và cuống lưỡi.

Việc khó khăn sau điều trị ung thư lưỡi này có thể được cải thiện theo thời gian khi người bệnh đã quen hoặc có các bài tập giúp luyện tập phát âm. Tuy nhiên đối với một số bệnh nhân, việc khó khăn trong phát âm sau điều trị ung thư lưỡi là kéo dài vĩnh viễn.

Xạ trị trong quá trình điều trị ung thư lưỡi cũng có thể làm cho miệng của người bệnh bị khô, khiến cho việc nói khó khăn hơn.

3. Đối phó

Sau quá trình điều trị ung thư lưỡi, khó khăn và đau đớn trong việc nói chuyện, giao tiếp khiến bạn cảm thấy cực kì khó chịu và ngại giao tiếp.

Bạn cần có một bài tập phục hồi chức năng từ những chuyên gia. Tập luyện dần để làm quen với những thay đổi sau điều trị ung thư lưỡi là hết sức cần thiết. Tuy nhiên điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian dài. Hãy luôn mang theo một cuốn sổ tay và bút hoặc máy tính bảng để viết ghi chú, điều này sẽ rất có ích đối với quá trình luyện tập và giao tiếp của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoặc đơn thuần là trao đổi cảm xúc đối với cộng đồng những người đã và đang luyện tập sau quá trình điều trị ung thư lưỡi. Họ có thể đưa ra những gợi ý có ích hoặc tác động tích cực đến quá trình luyện tập phát âm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin và có động lực hơn trong quá trình luyện tập.

Có thể thấy rằng, tuy việc ảnh hưởng đến phát âm của người bệnh sau điều trị ung thư lưỡi là khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên những ảnh hưởng này đều không quá lớn và ảnh hưởng nhiều đến chức năng nói của bệnh nhân. Để phục hồi chức năng nói tốt, người bệnh cần tham vấn bác sĩ để được hướng dấn phục hồi chức năng bằng những phương pháp thích hợp.


Tác giả: Ninh Nguyên