Những khó khăn trong nhai nuốt ở bệnh nhân ung thư lưỡi sau điều trị và cách khắc phục

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Những khó khăn trong nhai nuốt ở bệnh nhân ung thư lưỡi sau điều trị và cách khắc phục
Bệnh nhân ung thư lưỡi gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nhai nuốt. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư lưỡi

Khó nuốt là tình trạng gặp khó khăn khi truyền thức ăn hoặc chất lỏng xuống cổ họng do ung thư lưỡi hoặc do quá trình điều trị. Bệnh nhân ung thư lưỡi cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, thậm chí nhiều người có thể bị ho hoặc nghẹt thở khi cố nuốt.

1. Tìm hiểu về chứng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là nguyên nhân quan trọng gây khó nuốt ỏ bệnh nhân ung thư lưỡi. Hầu như, các bệnh ung thư ở khoang miệng, thực quản, hầu họng đều gây ra tình trạng này, chúng phát triển, xâm lấn làm hẹp đường nuốt của bệnh nhân.

Ngoài ra, khó nuốt có thể xảy ra sau điều trị bệnh nhân ung thư lưỡi, một số phương pháp điều trị ung thư:

- Xạ trị

- Phẫu thuật

- Hóa trị, loại này ít gây khó nuốt hơn.

Một số tác dụng phụ của điều trị ung thư có thể gây khó nuốt như:

- Xơ hóa, tạo sẹo, cứng ở cổ họng, thực quản hoặc miệng.

- Nhiễm trùng miệng hoặc thực quản. Điều này có thể xảy ra sau khi xạ trị hoặc hóa trị.

- Sau khi xạ trị hoặc phẫu thuật có thể gây sưng hoặc hẹp cổ họng hoặc thực quản

- Thay đổi một số cấu trúc vật lý ở miệng, hàm, cổ họng hoặc thực quản sau phẫu thuật.

- Xerostomia hay còn gọi là tình trạng khô miệng. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi bệnh nhân ung thư lưỡi tiến hành xạ trị hoặc hóa trị.

2. Hỗ trợ nuốt cho bệnh nhân ung thư lưỡi

Giảm tác dụng phụ là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư. Quá trình này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ. Bệnh nhân ung thư lưỡi nên nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của mình về bất kỳ triệu chứng nào mà họ gặp phải để đảm bảo người bệnh luôn được theo dõi và sử dụng phương pháp điều trị hợp lí nhất.

Có rất nhiều bệnh nhân ung thư lưỡi được hỗ trợ khó nuốt trước khi tiến hành điều trị. Điều này đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Trị liệu có thể bao gồm các phương pháp sau:

2.1. Thay đổi cách nói và nuốt

Bác sĩ có thể giới thiệu bệnh nhân ung thư lưỡi đến một chuyên gia về cử chỉ nói. Chuyên gia này sẽ dạy bạn những cách mới để nuốt và tránh bị nghẹn. Họ sẽ giúp đỡ những bệnh nhân ung thư lưỡi sử dụng các cơ miệng và cổ họng một cách khác để hạn chế đau đớn.

2.2. Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê một số thuốc nếu bệnh nhân ung thư lưỡi bị đau khi nuốt. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm thuốc giảm đau và kháng viêm, các thuốc điều trị nhiễm trùng. Đôi khi các loại nước súc miệng trước khi ăn cũng chứa thành phần giảm đau.

2.3. Cho ăn bằng ống thông.

Đôi khi, vấn đề nuốt khiến bệnh nhân ung thư lưỡi khó có thể ăn đủ một chế độ ăn uống lành mạnh. Vì vậy, các bác sĩ đặt một ống qua mũi hoặc bụng vào dạ dày. Điều này giúp cung cấp thức ăn và chất lỏng cho đến khi nuốt trở nên dễ dàng hơn.

3. Mẹo ăn uống cho bệnh nhân ung thư lưỡi bị khó nuốt

Một số mẹo dưới đây có thể giúp bạn dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, mức độ cải thiện còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng va nguyên nhân của tình trạng khó nuốt.

- Bệnh nhân ung thư lưỡi có thể thử nhiều loại thực phẩm với nhiều cách ăn khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo một chế độ ăn bổ dưỡng, đầy đủ calo, protein, vitamin và khoáng chất.

- Bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn thức ăn mềm, mịn, chẳng hạn như sữa chua hoặc bánh pudding.

- Bạn nên nghiền nhỏ hoặc trộn các loại thực phẩm. Bạn cũng có thể sử dụng nước dùng hoặc canh để làm mềm và ẩm thực phẩm

- Sử dụng ống hút để uống chất lỏng và thức ăn mềm.

- Sử dụng các loại thực phẩm ở nhiệt độ phòng hoặc mát hơn để hạn chế đau đớn khi nhai nuốt

- Ăn chậm, nhai kĩ

- Ngồi thẳng khi ăn hoặc uống.

- Bệnh nhân ung thư lưỡi nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn đều trong ngày

- Bạn nên chọn thực phẩm chứa nhiều calo và protein nếu bạn đang giảm cân . Những thực phẩm này bao gồm trứng, sữa lắc, thịt hầm...

Bệnh nhân ung thư lưỡi cũng nên tránh thức ăn khô, thô, hoặc cứng, tránh những thực phẩm cần nhai nhiều hoặc có thể uống bổ sung thực phẩm chức năng nếu cần.

Nguồn dịch: 

https://www.cancer.net/coping-with-cancer/physical-emotional-and-social-effects-cancer/managing-physical-side-effects/difficulty-swallowing-or-dysphagia


Tác giả: Ninh Nguyễn