Biện pháp giảm tác dụng phụ do xạ trị ung thư vòm họng cho bệnh nhân

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Biện pháp giảm tác dụng phụ do xạ trị ung thư vòm họng cho bệnh nhân
Trong các phương pháp điều trị ung thư vòm họng thì xạ trị là lựa chọn được nhiều bác sỹ chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh. Tuy phương pháp này có tính hiệu quả tương đối tốt nhưng lại gây ra những hậu quả khôn lường mà nhiều người không biết.

1. Phương pháp xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp chủ yếu để chữa trị căn bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư vòm họng. Xạ trị là phương pháp dùng các tia phóng xạ chiếu trực tiếp vào khối u nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. 

Tùy thuộc vào vị trí và giai đoạn của căn bệnh ung thư vòm họng của người bệnh mà bác sĩ có thể sử dụng xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị.

2. Thời gian xạ trị ung thư vòm họng là bao lâu?

Theo đánh giá của các bác sĩ, thời gian xạ trị từ 2 – 7 tuần. Nhưng khoảng thời gian này hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào người bệnh. Khi bị bệnh, điều đầu tiên người bệnh cần giữ được tinh thần lạc quan, đừng quá lo lắng. 

Đây là khoảng thời gian không phải để mỗi người chiến thắng căn bệnh mà là chiến thắng chính bản thân mình để vượt qua bệnh tình một cách nhẹ nhàng. Vấn đề chi phí xạ trị ung thư vòm họng cũng nên được đặt ở góc ngoài để bệnh nhân đừng quá lo lắng về điều đó.

3. Hậu quả của xạ trị ung thư vòm họng

Xạ trị ung thư vòm họng có thể đem đến nhiều tác dụng phụ khác nhau cho người bệnh, có những tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng sẽ biến mất theo thời gian nhưng cũng có những tác dụng phụ sẽ tồn tại lâu dài. Cụ thể

3.1. Các tác dụng phụ tạm thời có thể cải thiện

- Lở loét trong miệng và cổ họng có thể dẫn đến khó khăn khi nuốt và giảm cân

- Khàn tiếng

- Mất vị giác, thay đổi vị giác: xạ trị có thể gây đau lưỡi, khô miệng từ đó dẫn đến thay đổi vị giác khiến người bệnh chán ăn, giảm cân…

- Da thay đổi trong vùng điều trị như bị đỏ, phồng rộp: mức độ tổn thương nặng nhẹ phụ thuộc vào liều lượng bức xạ

- Buồn nôn và ói mửa

- Mệt mỏi: đây là tác dụng phụ phổ biến trong xạ trị ung thư vòm họng thường kéo dài 2 -3 tháng, có thể kéo theo là tình trạng thiếu máu, trầm cảm, thiếu ngủ…

3.2. Các tác dụng phụ không cải thiện theo thời gian

- Vấn đề về răng

- Tổn thương tuyến nước bọt

- Vấn đề với tầm nhìn hoặc nghe vì xạ trị gây thiệt hại cho một số dây thần kinh nhất định

- Ảnh hưởng đối với xương sọ

4. Biện pháp giảm tác dụng phụ cho xạ trị ung thư vòm họng

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngủ đủ giấc, duy trì chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe để giúp giảm mệt mỏi.

Khi bị thay đổi vị giác, người bệnh nên ăn thức ăn để nguội. Tăng các món hấp, luộc và đựng thức ăn vào đĩa, bát nhựa, thủy tinh để giảm mùi kim loại.

Giữ miệng sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Người bệnh nên đánh răng 4 lần một ngày. Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride. Tránh các thức ăn và các chất lỏng có hàm lượng đường cao.

Ăn thức ăn mềm, xay nhỏ để dễ nuốt, giảm đau họng, giảm lở loét khoang miệng, cổ họng, các thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa như soup, nước ép nho, và các loại thực phẩm nhạt như thịt gà, gạo trắng, bột yến mạch, bánh quy giòn và khoai tây…

Sau khi hóa trị, xạ trị người bệnh dễ bị nôn, ói mửa khi ngửi thấy mùi thức ăn. Vì vậy không chỉ quan tâm xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì mà khi chế biến thức ăn, bạn có thể thêm các loại thảo mộc như lá bạc hà….vào trong các món tanh để khử mùi. Hoặc những món ăn ít mùi vị có thể thêm thảo mộc, gia vị tỏi, gừng, húng quế, vỏ chanh, nghệ…không gây kích ứng niêm mạc họng để tăng cảm giác thèm ăn cho người bệnh

Tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời ở vùng gia bị tổn thương, có thể sử dụng các loại kem bôi da phù hợp để tránh kích ứng da.

Xạ trị ung thư vòm họng là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, vì thế người bệnh cần cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp này.



Tác giả: Lan Dương